- Xu hướng chuyển đổi số các doanh nghiệp viễn thông:
Khái niệm Chuyển đổi số (Digital Transformation) đang nổi lên như một động lực chính của sự thay đổi sâu rộng thế giới xung quanh con người. Theo Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), chuyển đổi số có khả năng cải thiện cuộc sống của người tiêu dùng và đem lại những lợi ích xã hội lớn hơn trong khi đẹm lại cho các doanh nghiệp những cơ hội mới để tạo ra giá trị và nắm bắt giá trị.
Theo Gartner, Chuyển đổi số là việc ứng dụng các công nghệ số để thay đổi mơ hình kinh doanh và tạo ra những cơ hội doanh thu và giá trị mới. Chuyển đổi số là các thay đổi làm tăng tốc các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp từ mơ hình tổ chức, quy trình, năng lực, sản phẩm/dịch vụ, nguồn doanh thu, cách thức tương tác với khách hàng… do áp dụng công nghệ kỹ thuật số.
Chuyển đổi số đang là một trong những nhu cầu chiến lược đối với tất cả các nhà mạng trên toàn cầu. Đối với mỗi nhà mạng khác nhau, hành trình chuyển đổi số sẽ được bắt đầu từ những điểm xuất phát khác nhau với các mục tiêu và các ưu tiên khác nhau. Để có thể thành cơng, mỗi nhà mạng cần phải tập trung hướng tới việc đặt ra mục tiêu trọng tâm, thứ tự ưu tiên và xác định rõ định hướng chiến lược chuyển đổi số và các bước trong chuyển đổi số. Các nhà mạng viễn thơng (CSP) đang có xu hướng chuyển sang Nhà cung cấp dịch vụ số (DSP).
1.3.2. Tác động đến ngành viễn thông tại Việt Nam
1.3.2.1. Sự thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng
- Tăng tỷ lệ người dùng Internet:
Chính thức kết nối mạng toàn cầu từ ngày 19/11/2017, hiện nay tại Việt Nam, Internet được cung cấp phổ cập cho người dùng cả nước. Việt Nam đứng vị trí thứ 16 trong top 20 quốc gia có số người sử dụng Internet nhiều nhất tại châu Á và độ tuổi sử dụng Internet đa phần là người trẻ. Theo We Are Social, tính đến tháng 01/2018, tổng dân số của Việt Nam là khoảng 96,02 triệu người, trong đó có 64 triệu người dùng Internet (chiếm 67%), tăng 28% (14 triệu người) so với cùng kỳ năm 2017.
Thời gian trung bình hàng ngày một người dùng bỏ ra để truy cập Internet trên các thiết bị máy tính/máy tính bảng là 6 giờ 52 phút, giảm 1 phút so với năm 2017. Trong khi đó 2 giờ 37 phút là thời gian người dùng dùng để lướt mạng trên các thiết bị di động.
- Tăng tỷ lệ người dùng điện thoại thông minh:
Theo báo cáo Thị trường di động toàn cầu của Newzoo, năm 2018, trong số 50 quốc gia sử dụng điện thoại thông minh nhiều nhất trên thế giới, Việt Nam xếp ở vị trí số 13 với 36.378.000 người dùng, chiếm tỷ lệ 37,5%. Tỷ lệ này có xu hướng ngày càng tăng kéo theo nhu cầu sử dụng dữ liệu di động cũng tăng cao.
- Nhu cầu sử dụng mạng xã hội tăng:
Theo Diammo, đầu năm 2018, nước ta có đến 55 triệu người dùng đang hoạt động, chiếm tỉ lệ 55% người dùng Internet. Riêng chỉ ở mạng xã hội Facebook, Việt Nam xếp thứ 7 trong số các quốc gia có người dùng cao nhất với 59 triệu người dùng vào tháng 7/2018. 55 triệu người Việt Nam thường xuyên truy cập Internet bằng điện thoại di động của mình, chiếm một nửa số người sử dụng Internet. Tuy chỉ có 64 triệu người sử dụng Internet nhưng lại có tới 70 triệu dân số sở hữu điện thoại di động. Điều này cho thấy một bộ phận không nhỏ người dùng sở hữu điện thoại thông minh nhưng chưa được kết nối mạng tồn cầu, được cho là đến từ nhóm người lớn tuổi.
- Tăng nhu cầu mua sắm online và thanh toán di động:
Hiện nay, tại Việt Nam, người dân có xu hướng mua sắm thơng qua các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram… và thông qua các chợ điện tử, các trang mua sắm trực tuyến như Shoppee, Tiki, Lazada… Các dịch vụ thanh toán di động ngày càng trở nên phổ biến, có thể kể đến như Viettel Pay, ZaloPay, GrabPay, Ví Momo…
Theo ước tính của Statista, tốc độ phát triển của lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam là 13,8% mỗi năm trong giai đoạn 2019-2023, đưa quy mô thị trường vươn tới con số hơn 4,5 tỷ USD năm 2023.
1.3.2.2. Sự thay đổi của các doanh nghiệp viễn thông
- 4G thay thế 3G và tiếp tục đầu tư vào 5G: Hiện nay, các nhà mạng viễn thông tại Việt Nam đang tiến hành cải thiện, nâng cấp dịch vụ 4G và triển khai thử nghiệm dịch vụ 5G. Giấy phép thử nghiệm 5G đầu tiên đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp cho Tập đồn Cơng nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel. Như vậy, Viettel trở thành nhà mạng đầu tiên tại Việt Nam nhận giấy phép thử nghiệm 5G. VinaPhone và MobiFone hiện cũng đang gấp rút hoàn thiện thủ tục xin cấp phép thử nghiệm 5G.
- Sử dụng eSIM thay thế cho SIM vật lý: Hiện tại, Viettel đã chính thức triển khai eSIM. VinaPhone và MobiFone đang trong quá trình chuẩn bị và thử nghiệm, dự kiến sẽ sớm chính thức cung cấp eSIM cho khách hàng.
- Sản phẩm, dịch vụ ngành viễn thông: Các dịch vụ thoại, SMS có xu hướng giảm, thay thế dần bằng các dịch vụ khác. Hiện nay, ngoài các dịch vụ viễn thông thuần túy và các dịch vụ giá trị gia tăng cơ bản, các doanh nghiệp viễn thơng đang có xu hướng tập trung vào nhóm các dịch vụ: dịch vụ quảng cáo, tài chính di động, trung gian thanh toán, M2M/IoT, bảo mật di động, truyền thông đa phương tiện…
- Xu hướng số hóa các doanh nghiệp viễn thơng: Các doanh nghiệp viễn thơng tại Việt Nam nói riêng và các doanh nghiệp nói chung đều đang nghiên cứu và số hóa các quy trình kinh doanh, hướng đến việc chuyển đổi số toàn diện, phù hợp với mơ hình hoạt động của doanh nghiệp. Việc chuyển đối số không chỉ được quan tâm bởi các nhà mạng viễn thông (Viettel, MobiFone, VNPT) mà còn đối với những đơn vị cung cấp dịch vụ số khác như VTC, VTV, Tập đoàn CMC…
Nhìn chung, những thay đổi mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại đã tạo những cơ hội lớn đối với các doanh nghiệp viễn thơng tại Việt Nam và trên tồn thế giới, song song với đó, nó cũng mang lại những thử thách mà các doanh nghiệp cần cố gắng hết mình để có thể vượt qua. Doanh nghiệp nào có thể thích nghi, ứng dụng được các cơng nghệ hiện đại phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận và tiết kiệm được chi phí, doanh nghiệp đó sẽ giành chiến thắng.
1.4. Kinh nghiệm ứng dụng thành quả của cách mạng công nghiệp 4.0 tại
các doanh nghiệp viễn thông
1.4.1. Các doanh nghiệp viễn thông trên thế giới
1.4.1.1. AT&T
AT&T là một tập đồn viễn thơng lớn trên thế giới, có trụ sở đặt tại Dallas, Hoa Kỳ. Đây là một nhà cung cấp dịch vụ viễn thơng với các lĩnh vực kinh doanh chính là di động và các dịch vụ công nghệ thông tin. Theo Gartner, AT&T đang quản lý hàng triệu thiết bị thơng minh, với 20% trong số đó là nằm bên ngồi lãnh thổ Hoa Kỳ.
Là một nhà cung cấp hệ sinh thái, AT&T đã triển khai Trung tâm sáng tạo M2M. Công ty đã chứng nhận được một số lượng lớn các thiết bị hàng năm (AT&T có một hệ thống các mơ đun không dây đã được chứng nhận để hỗ trợ các nhà phát triển thiết bị kết nối).
Về các giải pháp IoT, AT&T là nhà cung cấp giải pháp IoT hàng đầu tại khu vực Bắc Mỹ với mạng lưới kết nối IoT trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, AT&T cung
cấp các dịch vụ và giải pháp IoT, phát triển các nền tảng ứng dụng và dịch vụ bảo mật trong IoT. Các lĩnh vực IoT mà AT&T tập trung phát triển:
- Thành phố thông minh (Smart Cities) bao gồm các ứng dụng: Năng lượng thông minh (Smart Grid); Đèn chiếu sáng thông minh (Smart Lighting); Bãi đỗ xe thông minh (Smart Parking); Vận tải thông minh (Smart Transportation); Tịa nhà thơng minh (Smart Building).
- Xe kết nối công nghệ (Connected Car): phát triển dựa trên nền tảng AT&T DriveTM được ứng dụng cho 19 thương hiệu xe hơi hàng đầu thế giới như Audi, BMW, Cadilac, Jaguar, Land Rover, Porsche…
- Quản lý và theo dõi tài sản vận tải (Asset Tracking and Management). - Các giải pháp chăm sóc sức khỏe (Connected Healthcare Solutions)
- Cung cấp các giải pháp kết nối cho mạng IoT: Quản lý và kết nối các thiết bị tồn cầu thơng qua SIM (Global SIM); kết nối thiết bị IoT qua vệ tinh (Satellite Connectivity).
- Phát triển các nền tảng ứng dụng cho M2M và IoT: Giám sát, quản lý và điều khiển mạng thông qua Global SIM với AT&T Control Center; quản lý chuỗi thời gian dịch vụ lưu trữ dữ liệu dựa trên điện toán đám mây cho các thiết bị kết nối M2M và IoT với nền tảng M2X Data Service; tạo các ứng dụng IoT dựa trên điện toán đám mây thông qua nền tảng Flow Designer; phát triển các dòng thiết bị IoT với IoT Starter Kit.
Về công tác bán hàng, AT&T đã xây dựng kênh bán hàng online thông qua website https://www.att.com/. Tại đây, khách hàng có thể lựa chọn mua hay đặt hàng các sản phẩm, dịch vụ do AT&T cung cấp, sau đó có thể thanh tốn trực tuyến qua website này. Thông tin về sản phẩm dịch vụ hiển thị rất rõ ràng, các tính năng dễ sử dụng, mang lại cho khách hàng sự thuận tiện, nhanh chóng.
1.4.1.2. Singtel
Singtel là một trong những tập đồn viễn thơng hàng đầu khu vực châu Á, trụ sở chính đặt tại Singapore, hoạt động và đầu tư ở hơn 20 quốc gia trên thế giới như Singapore, Úc, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Philippines và châu Phi với khoảng 706 triệu thuê bao di động. Tập đoàn cung cấp một chuỗi các giải pháp đa truyền thông và công nghệ thông tin bao gồm: thoại, dữ liệu và video trên nền tảng cố định và không dây.
Singtel đã ứng dụng tối đa công nghệ vào hoạt động kinh doanh của mình thơng qua mơ hình chuyển đổi số, số hóa các quy trình kinh doanh. Mơ hình chuyển đối số của Singtel thể hiện rất rõ ràng, cụ thể như sau:
Đối với hoạt động quản trị và hoạt động bán hàng: Tập đoàn tăng cường việc
ứng dụng quản trị bằng phần mềm, quản trị tập trung, đơn giản hóa các điểm đầu cuối, tạo ra mạng lưới hybrid và ứng dụng cloud. Ba mục tiêu mà Tập đồn đặt ra và thực hiện có hiệu quả bao gồm: (1) Hiển thị sâu: đơn giản hóa việc quản trị tập trung (2) Cung cấp dịch vụ nhanh gọn: triển khai nhanh theo yêu cầu, giảm thiểu tối đa các mơ hình; (3) Mạng lưới thông minh: áp dụng công nghệ hỗ trợ như học máy (Machine learning), trí tuệ nhân tạo (AI).
❖ Mơ hình cửa hàng giao dịch tự động của Singtel: Singtel định vị trở thành thương hiệu với dịch vụ hướng đến khách hàng, do vậy việc thiết kế cửa hàng của Singtel cũng hướng tới mục tiêu phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng, giúp khách hàng trải nghiệm sự thay đổi nhanh chóng của cơng nghệ và trải nghiệm thương hiệu Singtel, tạo ra sự khác biệt so với các thương hiệu khác. Đặc điểm cửa hàng của Singtel:
- Không giao dịch viên, không giấy tờ, khách hàng tự phục vụ. - Các công nghệ hỗ trợ cửa hàng được ứng dụng bao gồm:
Points of Sales (POS): Digital Kiosk.
Guest Wifi: truy cập Internet miễn phí, thu hút nhiều khách du lịch hơn đến cửa hàng.
Media Displays: các bảng quảng cáo không biết mệt.
Security Camera: ngoài chức năng an ninh còn hỗ trợ nhận biết khu vực nào khách đông để điều phối nhân lực phục vụ kịp thời.
Positioning technologies: theo dõi chuyển động của khách hàng trong cửa hàng, tuyến đường khách hàng đi.
Hình 1.4. Cửa hàng tự động của Singtel
(Nguồn: InsideRetail Singapore, 2019)
❖ Đẩy mạnh bán hàng thông qua các cửa hàng trực tuyến:
Singtel vận hành các địa điểm trực tuyến được gọi là Teleshops. Đây là các cửa hàng tương tác nơi khách hàng có thể truy cập để thảo luận về các dịch vụ và vấn đề mới liên quan đến thiết kế và khả năng sử dụng phần mềm, hoặc trao đổi các vấn đề dịch vụ với các kỹ thuật viên của Singtel hoặc các chuyên gia tại cửa hàng. Ngồi các dịch vụ, khách hàng cịn có thể mua điện thoại trực tuyến, có thể chọn phương thức thanh toán - trực tuyến hoặc truyền thống.
Hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ số của Singtel:
Về đối tượng khách hàng, ngoài các khách hàng cá nhân, Singtel còn tập trung vào đối tượng khách hàng doanh nghiệp và chính phủ. Đây là một điểm cần chú ý đối với các nhà mạng Việt Nam khi thị trường viễn thơng đã bão hịa, các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng doanh nghiệp cịn ít và trong giai đoạn sơ khai.
Về danh mục các sản phẩm dịch vụ số: Singtel tập trung vào các dịch vụ Thanh tốn di động; Trị chơi và thể thao điện tử; Điện toán đám mây. Các dịch vụ Thành phố thông minh và Chuyển đổi số của Singtel gồm có: An ninh cơng cộng; MyTransport; Hệ thống tính phí đường bộ điện tử; Phân tích dữ liệu; Robot và Tự động hóa doanh nghiệp; An ninh mạng.
Ngồi ra, Tập đồn cịn tập trung vào việc phát triển các năng lực số bao gồm: An ninh mạng và an tồn trong cơng nghệ vận hành; Hạ tầng điện tốn đám mây; Phân
tích dữ liệu về nhà mạng, mạng xã hội và khách hàng; Quản trị các cảm biến và IoT; Định vị; Trí tuệ nhân tạo (AI)...
Phát triển các lĩnh vực kinh doanh riêng lẻ bao gồm: Quảng cáo kỹ thuật số,
An ninh mạng, Over The Top (OTT) Video. Trong các năm tiếp theo, Tập đoàn vẫn tập trung vào chuyển đổi số, trở thành đơn vị đi đầu, phát triển hệ sinh thái số thông qua việc củng cố năng lực cốt lõi, mở rộng lĩnh vực Phân tích dữ liệu/trí tuệ nhân tạo (Analytics/AI), Người máy và IoT. (Nguồn: Singtel, 2018)
1.4.2. Các doanh nghiệp viễn thông tại Việt Nam
1.4.2.1. Viettel
Viettel là Tập đồn Viễn thơng và Cơng nghệ thơng tin lớn nhất Việt Nam và là một trong những doanh nghiệp viễn thơng có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới, nằm trong danh sách 15 doanh nghiệp viễn thơng tồn cầu về số lượng thuê bao. Hiện nay, Viettel đã đầu tư tại 10 quốc gia (Lào, Campuchia, Peru, Myanmar, Haiti, Mozambique,...) tại 3 Châu lục: Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi. Viettel cũng là doanh nghiệp đi dầu trong việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Về công nghệ 5G: Viettel tiếp tục nâng cấp mạng 4G làm hạ tầng cho các dịch
vụ số cơ bản và kết nối IoT. Viettel sẽ triển khai thử nghiệm 5G về kỹ thuật đồng thời xác định các mơ hình kinh doanh băng rộng trên 5G. Đầu tháng 4/2019, Viettel đã lắp đặt trạm 5G đầu tiên tại Việt Nam, là một trong 3 trạm 5G được phát sóng thử nghiệm. Sau năm 2020 sẽ triển khai mở rộng mạng 5G phục vụ nhu cầu kinh doanh và phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam.
Về mạng truyền dẫn: Tập đoàn đã thực hiện chuyển các ứng dụng công nghệ
thơng tin lên nền tảng điện tốn đám mây (Clou), ảo hóa hạ tầng cơng nghệ thơng tin, các thiết bị mạng lõi, hạ tầng công nghệ thông tin và triển khai hệ thống mạng lưới phân phối nội dung trên toàn mạng, sẵn sàng cho hạ tầng công nghệ 5G.
Về hạ tầng dữ liệu: Tập đoàn đã xây dựng và phát triển 5 Trung tâm dữ liệu
đúng chuẩn bậc 3 phổ biến của thế giới và tiến tới chuẩn bậc 4, đủ khả năng phục vụ cho hàng triệu khách hàng sử dụng dịch vụ IoT cùng lúc.
Về Cơng nghệ thơng tin: Tập đồn triển khai các hệ thống Công nghệ thông tin
theo hướng thơng minh hóa, tăng cường trải nghiệm của khách hàng đối với các công nghệ mới như Dữ liệu lớn (Big Data), Trí tuệ nhân tạo (AI), Thực tế ảo (VR)… bao
gồm các hệ thống quản lý và chăm sóc khách hàng, hệ thống ERP, hệ thống phân tích dữ liệu thông minh…
Về vấn đề an ninh, an tồn thơng tin: Thành lập Công ty An ninh mạng có