Mở rộng thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác ĐỘNG của CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4 0 đối với NGÀNH VIỄN THÔNG và đề XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH tại TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE (Trang 96 - 97)

Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, để mở rộng quy mô thị trường và tiếp tục phát triển, các nhà mạng trên thế giới đã phản ứng theo 4 xu hướng rõ ràng:

- Xu hướng giảm giá: tiếp tục nâng cao hiệu suất sử dụng của hệ thống mạng lưới đã đầu tư bằng hình thức tăng mức dung lượng ưu đãi cho khách hàng, cung cấp thêm các dịch vụ giá trị gia tăng và giảm giá bán. Ví dụ: Cellcom của Israel, Orange của Pháp, Zain của Kuwait.

- Xu hướng giữ khách hàng: tích hợp thêm nhiều dịch vụ, bổ sung các sản phẩm mang tính gắn kết như gói cước dành cho gia đình, các chương trình tặng thưởng dành cho khách hàng trung thành. Ví dụ như: Betelco của Bahrain, CSL của Hồng Kông.

- Xu hướng tăng chất lượng mạng lưới: đầu tư vào công nghệ mới (5G), hợp tác trong các thỏa thuận liên kết dịch vụ chuyển vùng quốc tế, tăng cường quảng bá về chất lượng mạng lưới và vùng phủ sóng. Ví dụ: Vodafone của Anh, SFR của Pháp.

- Xu hướng phản ứng nhanh: cung cấp hàng loạt các sản phẩm ứng dụng kỹ

thuật số, ra mắt một nhãn hiệu riêng dành cho kinh doanh trực tuyến, hoặc thiết lập mạng di động ảo. Ví dụ: FREE của Pháp, Cricket của Mỹ, Amaysim của Úc, Simyo của Đức, GiffGaff của Anh và mới đây là nhà mạng ảo Đông Dương Telecom (Indochina Telecom) và RedONE tại Việt Nam.

Trong đó, việc thiết lập mạng di động ảo (Mobile Virtual Network Operator – MVNO) là một xu hướng mới trong ứng dụng công nghệ và là thành quả của nền kinh tế chia sẻ (Sharing Economy).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác ĐỘNG của CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4 0 đối với NGÀNH VIỄN THÔNG và đề XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH tại TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)