Dự báo về tương lai của các nhóm việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác ĐỘNG của CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4 0 đối với NGÀNH VIỄN THÔNG và đề XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH tại TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE (Trang 33 - 38)

(Nguồn: WEF, 2016)

Cuộc CMCN 4.0 cũng tác động trực tiếp tới các kỹ năng cần thiết trên thị trường lao động toàn cầu. Theo dự báo của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), danh sách 10 kỹ năng cần thiết vào năm 2020 sẽ có sự thay đổi so với năm 2015. Các kỹ năng như Tư duy biện chứng, Kỹ năng sáng tạo sẽ trở nên quan trọng hơn. Ngồi ra, có những kỹ năng mới địi hỏi con người cần phải có như: Tư duy cảm xúc, Thích nghi nhận thức. Chi tiết cụ thể về các kỹ năng cần thiết tại bảng dưới đây:

Bảng 1.3. Các kỹ năng thiết trong kỷ nguyên CMCN 4.0

Các kỹ năng cần thiết năm 2015 Các kỹ năng cần thiết năm 2020

1. Giải quyết vấn đề phức tạp 1. Giải quyết vấn đề phức tạp

2. Làm việc nhóm với người khác 2. Tư duy biện chứng (+2)

3. Quản trị nhân sự 3. Kỹ năng sáng tạo (+7)

4. Tư duy biện chứng 4. Quản trị nhân sự (-1)

5. Thương lượng 5. Làm việc nhóm với người khác (-3)

6. Quản lý chất lượng 6. Tư duy cảm xúc (mới)

7. Định hướng dịch vụ 7. Đánh giá và ra quyết định (+1)

8. Đánh giá và ra quyết định 8. Định hướng dịch vụ

9. Lắng nghe tích cực 9. Thương lượng (-4)

10. Kỹ năng sáng tạo 10. Thích nghi nhận thức (mới)

1.2.2. Kinh tế

Về mặt kinh tế, cuộc CMCN 4.0 tác động đến hành vi tiêu dùng của khách hàng, đến ngành sản xuất và giá cả của các mặt hàng.

Đối với tiêu dùng, thông qua các thiết bị công nghệ kết nối internet như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay… khách hàng có thể dễ dáng tiếp cận với nhiều sản phẩm dịch vụ với các mức giá khác nhau. Nhờ đó, khách hàng có thể lựa chọn sản phẩm chất lượng tốt nhất với mức chi phí phù hợp nhất mà họ sẵn sàng chi trả, qua đó mang lại lợi ích và sự tiện dụng cho khách hàng, tăng sự thỏa mãn của khách hàng. Việc khách hàng dễ dàng tiếp cận với người bán thông qua các phương tiện điện tử, internet cũng giúp cho quyết định mua dễ dàng hơn, thơng qua đó cũng làm tăng lượng tiêu dùng. Hơn nữa, điều này cũng khiến cho ngày càng có nhiều người bán xuất hiện, làm tăng sự cạnh tranh trên thị trường. Để có thể cạnh tranh được, các doanh nghiệp sẽ cố gắng đưa ra những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất và nỗ lực giảm giá thành.

Cuộc CMCN 4.0 cũng sẽ sắp xếp lại các doanh nghiệp trên thị trường. Những doanh nghiệp tận dụng được công nghệ sẽ thành công, và ngược lại, thị trường cũng sẽ đào thải những doanh nghiệp lạc hậu với công nghệ sản xuất lỗi thời.

Ngồi ra, thơng qua công nghệ hiện đại, những đột phá trong lĩnh vực năng lượng, vật liệu, trí tuệ nhân tạo, công nghệ in 3D… năng suất lao động tăng lên và ngành sản xuất sẽ tiết kiệm được các loại chi phí như chi phí nguyên vật liệu, chi phí lưu kho, chi phí nhân cơng… qua đó giảm áp lực chi phí đẩy, điều này sẽ tác động tích cực đến tỷ lệ lạm phát.

1.2.3. Môi trường

Đối với vấn đề môi trường, việc sử dụng các công nghệ hiện đại, tiết kiệm năng lượng, vật liệu và phương pháp sản xuất thân thiện với môi trường sẽ mang lại những tác động tích cực cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Ứng dụng cơng nghệ hiện đại có thể giúp nâng cao hiệu quả trong việc quản lý môi trường như: tiết kiệm thời gian, chi phí và cơng sức của con người... Các sản phẩm ứng dụng cơng nghệ có thể sử dụng trong lĩnh vực này như quan trắc tự động môi trường ở các điểm xả thải, đo lường tự động mức độ ô nhiễm môi trường, dự báo thời tiết, ứng dụng cảnh báo khí tượng thủy văn kết nối mặt đất với vệ tinh, bảo tồn và phát triển hệ sinh thái tự nhiên…

Các thành quả của cuộc CMCN 4.0 còn được ứng dụng trong việc phát triển nền kinh tế xanh nhằm giảm tiêu thụ năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính, tận dụng chất thải cơng nghiệp và sinh hoạt.

1.2.4. Xã hội

Ứng dụng các thành quả của cuộc CMCN 4.0 sẽ giúp nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống của người dân trên toàn thế giới. Người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi từ các sản phẩm có chất lượng cao hơn, giá cả cạnh tranh hơn. Nó cịn làm thay đổi phương thức tiêu dùng, thời gian tiếp cận sản phẩm. Các hoạt động tiêu dùng, sử dụng dịch vụ cơ bản đều có thể thực hiện từ xa thông qua các phương tiện điện tử, IoT, người tiêu dùng được tiếp cận thông tin sản phẩm minh bạch hơn.

Công nghệ đang giúp cho khoảng cách giữa thế giới thực và ảo dần rút ngắn. Nó sẽ tạo ra làn sóng du nhập của các cơng nghệ tiên tiến; tạo ra cơ hội đầu tư hấp dẫn, đầy tiềm năng trong lĩnh vực công nghệ số, Internet và tự động hóa. Cơng nghệ mới cho phép tương tác hai chiều giữa người dân và các cơ quan chính phủ giúp tăng cường sức mạnh quản lý, chỉ đạo, giám sát và điều tiết nền kinh tế, nhờ đó, sẽ tăng cường sự minh bạch và thúc đẩy nhanh hội nhập. Ngồi ra, thơng qua cơng nghệ tiên tiến có thể thiết lập các hệ thống tự động thu thập và xử lý thông tin, cảnh báo sớm từ các thảm họa thiên nhiên, hỗ trợ các lĩnh vực trong đời sống.

Các thành tựu của CMCN 4.0 cũng giúp nâng cao chất lượng ngành y tế, giáo dục, mang lại nhiều lợi ích cho người dân. Các tiến bộ cơng nghệ giúp cho ngành y tế phát triển hơn, nhờ đó sức khỏe của người dân được cải thiện, tuổi thọ trung bình cũng tăng lên. Việc áp dụng hồ sơ y tế điện tử sẽ giúp cho các y bác sỹ dễ dàng nắm được các thông tin sức khỏe liên quan đến từng bệnh nhân, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Việc đăng ký khám, chữa bệnh thông qua các ứng dụng hay mạng Internet sẽ giúp các bệnh viện tránh được tình trạng bon chen, quá tải, người dân cũng không phải chờ đợi quá lâu như trước. Đối với giáo dục, các bài giảng điện tử hay hình thức học trực tuyến ngày càng phổ biến hơn giúp giảm thiểu các chi phí liên quan, tạo sự thuận lợi cho người dân.

Tuy nhiên, CMCN 4.0 có thể dẫn đến nguy cơ mất cân bằng của thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế con người, số lượng lao động dư thừa sẽ tăng lên, gây ra các tác động về kinh tế và sự bất bình đẳng xã hội, tạo ra sự sụt giảm thu nhập do nhu cầu nhân lực có trình độ và triệt tiêu dần lao động giản đơn, giảm nhu cầu nhân lực phổ thơng và có thể tạo ra thất nghiệp và gây bất ổn xã hội.

Ngoài ra, việc gia tăng sử dụng các thiết bị công nghệ sẽ làm tăng nguy cơ xâm phạm đời tư, tấn công thông tin, an ninh mạng và những vấn đề liên quan đến trách nhiệm của con người trong sử dụng các sản phẩm kết nối không dây hay các phương tiện không người lái, robot... kéo theo là những vấn đề pháp lý, tính hợp pháp của các giao dịch điện tử qua mạng.

1.2.5. Thương mại và đầu tư

Kỷ nguyên CMCN 4.0 không chỉ là những giao dịch kỹ thuật số mà còn bao gồm các chuỗi giá trị vật lý, truyền thống hay chuỗi giá trị toàn cầu, được tạo ra bằng cách tăng cường kết nối kỹ thuật số. Điều này làm tăng khả năng tiếp cận thị trường nước ngồi cho các cơng ty. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nhân và cơng dân bình thường giờ đây có thể dễ dàng thực hiện các kết nối xuyên biên giới, tham gia vào q trình tồn cầu hóa thơng qua sử dụng các nền tảng kỹ thuật số.

Số hóa khơng chỉ thay đổi cách thức giao dịch mà còn thay đổi cả những hàng hóa, dịch vụ giao dịch. Các cơng nghệ mới và số hóa cũng đang tạo ra các ngành cơng nghiệp thơng tin mới như phân tích dữ liệu lớn, giải pháp an ninh mạng hoặc dịch vụ điện toán lượng tử xuyên biên giới. Điều này khiến cho môi trường thương mại kỹ thuật số trở thành sự chuyển động của dữ liệu, thông tin qua biên giới. Những chuyển động này là cốt lõi của các mơ hình cung cấp dịch vụ mới và đang phát triển nhanh chóng như điện toán đám mây, IoT... Dữ liệu giúp tổ chức các luồng hàng hóa và dịch vụ; liên kết giữa nhà thầu và nhà cung cấp; cho phép thanh toán điện tử (như ngân hàng trực tuyến hoặc thanh toán di động) và tạo điều kiện cho quá trình sản xuất tại nhà máy hằng ngày với sự phối hợp giữa con người và robot. Do vậy, luồng dữ liệu là một phương tiện sản xuất, là một tài sản có thể giao dịch, là phương tiện mà qua đó một số dịch vụ được giao dịch và chuỗi giá trị tồn cầu được hình thành và tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại.

1.3. Tác động của cuộc CMCN 4.0 đến ngành viễn thông

1.3.1. Tác động đến ngành viễn thông trên thế giới

1.3.1.1. Sự thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng

- Tăng tỷ lệ người dùng Internet:

Tỷ lệ người dùng Internet có xu hướng ngày càng tăng. Internet trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, nhờ vào nó, con người có thể giao tiếp, kinh doanh, tìm kiếm thơng tin, học tập và thực hiện các công việc khác. Theo thống

kê của We Are Social và Statista, tính đến tháng 01/2019, số lượng người sử dụng Internet trên toàn thế giới là 4,388 tỷ người, tăng 9,1% (367 triệu người) so với cùng kỳ năm 2018.

Biểu đồ 1.1. Thống kê số lượng người dùng Internet qua các năm (2014-2019)

(Nguồn: We Are Social, 2019)

Cùng với sự phát triển của Internet, công nghệ Wifi và Internet băng rộng di động cũng đang được sử dụng rộng rãi giúp con người có thể kết nối mọi nơi thông qua việc sử dụng các thiết bị di động. Cũng theo Statista, đến tháng 01/2019, số lượng người sử dụng các thiết bị di động để truy cập Internet đã lên đến 3,986 tỷ người, chiếm hơn 90,8% số lượng người sử dụng Internet.

Biểu đồ 1.2. Thống kê người dùng trong các lĩnh vực số tháng 01/2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác ĐỘNG của CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4 0 đối với NGÀNH VIỄN THÔNG và đề XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH tại TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)