Tác động đến ngành viễn thông tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác ĐỘNG của CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4 0 đối với NGÀNH VIỄN THÔNG và đề XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH tại TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE (Trang 46 - 48)

1.3. Tác động của cuộc CMCN 4.0 đến ngành viễn thông

1.3.2. Tác động đến ngành viễn thông tại Việt Nam

1.3.2.1. Sự thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng

- Tăng tỷ lệ người dùng Internet:

Chính thức kết nối mạng tồn cầu từ ngày 19/11/2017, hiện nay tại Việt Nam, Internet được cung cấp phổ cập cho người dùng cả nước. Việt Nam đứng vị trí thứ 16 trong top 20 quốc gia có số người sử dụng Internet nhiều nhất tại châu Á và độ tuổi sử dụng Internet đa phần là người trẻ. Theo We Are Social, tính đến tháng 01/2018, tổng dân số của Việt Nam là khoảng 96,02 triệu người, trong đó có 64 triệu người dùng Internet (chiếm 67%), tăng 28% (14 triệu người) so với cùng kỳ năm 2017.

Thời gian trung bình hàng ngày một người dùng bỏ ra để truy cập Internet trên các thiết bị máy tính/máy tính bảng là 6 giờ 52 phút, giảm 1 phút so với năm 2017. Trong khi đó 2 giờ 37 phút là thời gian người dùng dùng để lướt mạng trên các thiết bị di động.

- Tăng tỷ lệ người dùng điện thoại thông minh:

Theo báo cáo Thị trường di động toàn cầu của Newzoo, năm 2018, trong số 50 quốc gia sử dụng điện thoại thông minh nhiều nhất trên thế giới, Việt Nam xếp ở vị trí số 13 với 36.378.000 người dùng, chiếm tỷ lệ 37,5%. Tỷ lệ này có xu hướng ngày càng tăng kéo theo nhu cầu sử dụng dữ liệu di động cũng tăng cao.

- Nhu cầu sử dụng mạng xã hội tăng:

Theo Diammo, đầu năm 2018, nước ta có đến 55 triệu người dùng đang hoạt động, chiếm tỉ lệ 55% người dùng Internet. Riêng chỉ ở mạng xã hội Facebook, Việt Nam xếp thứ 7 trong số các quốc gia có người dùng cao nhất với 59 triệu người dùng vào tháng 7/2018. 55 triệu người Việt Nam thường xuyên truy cập Internet bằng điện thoại di động của mình, chiếm một nửa số người sử dụng Internet. Tuy chỉ có 64 triệu người sử dụng Internet nhưng lại có tới 70 triệu dân số sở hữu điện thoại di động. Điều này cho thấy một bộ phận không nhỏ người dùng sở hữu điện thoại thông minh nhưng chưa được kết nối mạng tồn cầu, được cho là đến từ nhóm người lớn tuổi.

- Tăng nhu cầu mua sắm online và thanh toán di động:

Hiện nay, tại Việt Nam, người dân có xu hướng mua sắm thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram… và thông qua các chợ điện tử, các trang mua sắm trực tuyến như Shoppee, Tiki, Lazada… Các dịch vụ thanh toán di động ngày càng trở nên phổ biến, có thể kể đến như Viettel Pay, ZaloPay, GrabPay, Ví Momo…

Theo ước tính của Statista, tốc độ phát triển của lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam là 13,8% mỗi năm trong giai đoạn 2019-2023, đưa quy mô thị trường vươn tới con số hơn 4,5 tỷ USD năm 2023.

1.3.2.2. Sự thay đổi của các doanh nghiệp viễn thông

- 4G thay thế 3G và tiếp tục đầu tư vào 5G: Hiện nay, các nhà mạng viễn thông tại Việt Nam đang tiến hành cải thiện, nâng cấp dịch vụ 4G và triển khai thử nghiệm dịch vụ 5G. Giấy phép thử nghiệm 5G đầu tiên đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp cho Tập đồn Cơng nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel. Như vậy, Viettel trở thành nhà mạng đầu tiên tại Việt Nam nhận giấy phép thử nghiệm 5G. VinaPhone và MobiFone hiện cũng đang gấp rút hoàn thiện thủ tục xin cấp phép thử nghiệm 5G.

- Sử dụng eSIM thay thế cho SIM vật lý: Hiện tại, Viettel đã chính thức triển khai eSIM. VinaPhone và MobiFone đang trong quá trình chuẩn bị và thử nghiệm, dự kiến sẽ sớm chính thức cung cấp eSIM cho khách hàng.

- Sản phẩm, dịch vụ ngành viễn thông: Các dịch vụ thoại, SMS có xu hướng giảm, thay thế dần bằng các dịch vụ khác. Hiện nay, ngoài các dịch vụ viễn thông thuần túy và các dịch vụ giá trị gia tăng cơ bản, các doanh nghiệp viễn thơng đang có xu hướng tập trung vào nhóm các dịch vụ: dịch vụ quảng cáo, tài chính di động, trung gian thanh tốn, M2M/IoT, bảo mật di động, truyền thông đa phương tiện…

- Xu hướng số hóa các doanh nghiệp viễn thơng: Các doanh nghiệp viễn thơng tại Việt Nam nói riêng và các doanh nghiệp nói chung đều đang nghiên cứu và số hóa các quy trình kinh doanh, hướng đến việc chuyển đổi số toàn diện, phù hợp với mơ hình hoạt động của doanh nghiệp. Việc chuyển đối số không chỉ được quan tâm bởi các nhà mạng viễn thông (Viettel, MobiFone, VNPT) mà còn đối với những đơn vị cung cấp dịch vụ số khác như VTC, VTV, Tập đoàn CMC…

Nhìn chung, những thay đổi mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại đã tạo những cơ hội lớn đối với các doanh nghiệp viễn thơng tại Việt Nam và trên tồn thế giới, song song với đó, nó cũng mang lại những thử thách mà các doanh nghiệp cần cố gắng hết mình để có thể vượt qua. Doanh nghiệp nào có thể thích nghi, ứng dụng được các công nghệ hiện đại phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận và tiết kiệm được chi phí, doanh nghiệp đó sẽ giành chiến thắng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác ĐỘNG của CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4 0 đối với NGÀNH VIỄN THÔNG và đề XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH tại TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)