Định vị dịch vụ phụ thuộc nhiều vào khả năng tạo sự khác biệt của một doanh nghiệp dịch vụ so với các đối thủ cạnh tranh bằng cách cung cấp những giá trịvượt trội cho khách hàng.
Để xác định cách thức tạo ra những giá trị cho khách hàng, nhà quản trị marketing dịch vụ có thể tham khảo mô hình giá trị dành cho khách hàng mà P.Kotler6đề cập.
Theo P.Kotler, giá trị dành cho khách hàng (đứng dưới góc độ doanh nghiệp) hay kết quả thu được từ sản phẩm dịch vụ (đứng dưới góc độ khách hàng) là sự chênh lệch giữa tổng giá trị của khách hàng và tổng chi phí của khách hàng.
Để hiểu rõ hơn về giá trị dành cho khách hàng, ta xem xét hình 1.12 sau đây.
Giá trị dành cho khách hàng được coi là sự chênh lệch giữa tổng giá trị và tổng chi phí của khách hàng khi mua sản phẩm hàng hoá. Trong đó, tổng giá trị của khách hàng là toàn bộ những lợi ích mà khách hàng nhận được ở sản phẩm hay dịch vụ. Còn tổng chi phí của khách hàng là toàn bộ những hao phí, những phí tổn mà khách hàng phải bỏ ra để có được sản phẩm, dịch vụ.
Tổng giá trị của khách hàng không chỉ đơn giản là giá trị sản phẩm, dịch vụ, mà nó còn bao gồm cả giá trị nhân sự và giá trị hình ảnh. Trong đó,
Giá trị sản phẩm, dịch vụ được hiểu làtính có ích của sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng những nhu cầu nhất định của khách hàng. Giá trị dịch vụ ở đây cũng bao gồm cả những dịch vụ kèm theo sản phẩm, dịch vụ chính. Vì ngoài những sản phẩm/dịch vụ cơ bản, người mua cũng luôn quan tâm đến những dịch vụ đi kèm mà mình sẽ nhận được khi mua sản phẩm đó (dịch vụ khách hàng).
Giá trị nhân sự và giá trị hình ảnh được hiểu là những lợi ích (tinh thần) do những người cung cấp sản phẩm, dịch vụ và hình ảnh của doanh nghiệp mang lại cho khách hàng
Trong khi đó, tổng chi phí của khách hàng là toàn bộ những hao phí, những phí tổn mà khách hàng phải bỏ ra để có được sản phẩm, dịch vụ. Các hao phí này bao gồm chi phí về tiền, hao phí về thời gian, hao phí về sức lực và tinh thần.
Để tạo ra giá trị vượt trội cho khách hàng, doanh nghiệp dịch vụ nên tìm cách nâng cao giá trị dành cho khách hàng. Việc nâng cao giá trị dành cho khách hàng có thể làm được bằng biện pháp: tăng tổng giá trị hoặc/và giảm tổng chi phí cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ.
Doanh nghiệp dịch vụ có thể làm tăng tổng giá trị cho khách hàng bằng cách cải tiến dịch vụ, cung cấp dịch vụ khách hàng hoàn hảo, tăng giá trị nhân sự và hình ảnh của doanh nghiệp. Đây cũng có thể tạo thành lợi thế cạnh tranh của dịch vụ của doanh nghiệp. Bên cạnh
Chương 1 : Tổng quan về kinh doanh dịch vụ và marketing dịch vụ
đó, doanh nghiệp dịch vụ cũng có thể làm giảm tổng chi phí cho khách hàng bằng cách tìm cách giảm những hao phí về tiền bạc, về thời gian, công sức và tinh thần của họ.
Bên cạnh lý thuyết về giá trị dành cho khách hàng của P.Kotler, các nhà quản trị marketing dịch vụ cũng có thể xem xét lý thuyết chuỗi giá trị phát triển bởi M.Porter (hình 1.13) để tìm cho mình cách thức tạo ra giá trị cho khách hàng.
Chuỗi giá trị mà M.Porter là công cụ giải thích doanh nghiệp tạo ra giá trị cho khách hàng như thế nào? Từ đó, doanh nghiệp sẽ có phương hướng để tạo lợi thế cạnh tranh. Theo mô hình này, mỗi doanhnghiệp là một tập hợp các hoạt động được thực hiện nhằm thiết kế, sản xuất, bán hàng, giao hàng và hỗ trợ sản phẩm của mình. Hay nói cách khác, chuỗi giá trị là tập hợp các hoạt động để biến các yếu tố đầu vào thành sản phẩm cuối cùng cho khách hàng và những hỗ trợ sau đó cho họ.
Chuỗi giá trị xác định chín hoạt động tương ứng về chiến lược tạo ra giá trị và chi phí cho một doanh nghiệp cụ thể. Chín hoạt động tạo ra giá trị này bao gồm: năm hoạt động chủ chốt và bốn hoạt động hỗ trợ. Các hoạt động này được thể hiện trong hình 1.13 sau đây.
Giá trị sản phẩm Giá trị dịch vụ Giá trị về nhân sự Giá trị về hình ảnh Tổng giá trị của khách hàng Chi phí về tiền Phí tổn thời gian Phí tổn công sức Phí tổn tinh thần Tổng chi phí của khách hàng Giá trị dành cho khách hàng
Chương 1 : Tổng quan về kinh doanh dịch vụ và marketing dịch vụ
28
Những hoạt động chủ chốt thể hiện một chuỗi những công việc như: chuyển vật tư về xưởng sản xuất, gia công chúng, xuất thành phẩm đi, bán và các dịch vụ làm tăng giá trị. Trong đó các hoạt động hỗ trợ xuất hiện trong tất cả các hoạt động chủ chốt này. Ta sẽ thấy rõ hơn các hoạt động chủ chốt như sau:
- Hậu cần nội bộ: bao gồm tiếp nhận nguyên vật liệu, xếp hàng vào kho, kiểm kê nguyên vật liệu đầu vào.
- Sản xuất: là những hoạt động tạo ra giá trị (tức là biến đổi đầu vào thành sản phẩm cuối cùng)
- Hậu cần bên ngoài: là những hoạt động đòi hỏi để hình thành sản phẩm đối với khách hàng, bao gồm xếp hàng vào kho sau sản xuất...
- Marketing và bán hàng: là những hoạt động liên quan đến lợi ích của người mua để họ có thể mua sản phẩm...
- Dịch vụ sau bán hàng: là những hoạt động nhằm duy trì hoặc tăng giá trị của sản phẩm bao gồm đối với hỗ trợ khách hàng, đối với sửa chữa, bảo dưỡng...
Mục đích của những hoạt động này là tạo giá trị vượt chi phí để cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng, bởi vậy sẽ đem lại một số dư lợi nhuận. Bất kỳ hoặc tất cả các hoạt động cơ bản này rất quan trọng để tạo lợi thế cạnh tranh.
Những hoạt động hỗ trợ: hoạt động hỗ trợ là những hoạt động nhằm tạo điều kiện thuận lợicho các hoạt động cơ bản. M.Porter đã xác định bốn hoạt động hỗ trợ như sau:
- Cơ sở hạ tầng: bao gồm các hoạt động chẳng hạn khả năng tài chính, quản lý chất lượng...
- Quản lý nguồn nhân lực: là những hoạt động tuyển dụng,đãi ngộ, khuyến khích cho người laođộng...
- Phát triển công nghệ: bao gồm hoạt động nghiên cứu và phát triển, quá trình tự động hoá, và phát triển công nghệ mới để hỗ trợ những hoạt động trong chuỗi giá trị.
Hậu cần nộibộ Sản xuất Hậu cần bên ngoài Marketing và bán hàng Dịch vụ sau bán hàng Cơ sở hạ tầng của công ty
quản lý nguồn nhân lực Phát triển công nghệ Cungứng Các hoạt động hỗ trợ Các hoạt động chủ chốt
Chương 1 : Tổng quan về kinh doanh dịch vụ và marketing dịch vụ
- Cung ứng: đó là việc mua những nguyên vật liệu và những yếu tố đầu vào khác để sử dụng trong việc tạo giá trị.
Để hiểu rõhơn những hoạt động của mình hướng tới việc tạo ralợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp dịch vụ nên bắt đầu với chuỗi giá trị chung, sau đó xác định những hoạt động đặc trưng cụ thể của doanh nghiệp cho phù hợp. Những hoạt động này thường được hoạch định trước sau đó mới tách các hoạt động tạo giá trị riêng ra để thực hiện.
Sự thành công của một doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào kết quả của từng hoạt động riêng rẽ, mà còn phụ thuộc vào việc phối hợp giữa các hoạt động với nhau. Đôi khikết quả tốt ở một hoạt động lại kéo theo việc thực hiện hoặc chi phí của nó có thểảnh hưởng tới những hoạt động khác. Chính vì vây, doanh nghiệp dịch vụ phải phối hợp các hoạt động riêng rẽ để hướng tới mục tiêu chung một cách hài hoà và hợp lý. Lợi thế cạnh tranh có thể đạt được nhờsự phối hợp giữa các mắt xích của hệ thống cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp.