Đối với các ngành dịch vụ sử dụng nhiều lao động thì công tác kiểm tra nhân viên có tầm quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng dịch vụ. Hơn nữa, một vấn đề khác dẫn đến tầm quan trọng của công tác kiểm tra nhân viên trong các doanh nghiệp dịch vụ là trước khi dịch vụ được cung cấp thì không thể loại bỏ dịch vụ chất lượng kém do lỗi của nhân viên như doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hữu hìnhloại bỏ thứ phẩm trước khi bán cho khách hàng. Do vậy, dịch vụ thứ phẩm có thể đến tay khách hàng. Điều này sẽ gây hậu quả xấu cho nhà uy tín của cung cấp.
Hệ thống kiểm tra nhân viên của doanh nghiệp dịch vụ liên quan chặt chẽ đến hệ thống đãi ngộ lao động, vì các mức đãi ngộ sẽ phụ thuộc vào kết quả kiểm tra công việc của nhân viên. Ví dụ, nhân viên phục vụ sẽ bị trừ tiền thưởng nếu kết quả công việc thấp hơn một tiêu chuẩn quy định nào đó. Hơn nữa, các biện pháp như cảnh báo, hoặc cuối cùng là cho thôi việc cũng có thể được thực hiện. Trong một doanh nghiệp dịch vụ có chính sách quản trị nguồn nhân lực mềm, nhân viên được khuyến khích tham gia vào bàn bạc, quyết định, tự quản chất lượng (nhóm chất lượng).
Nói chung, có 3 loại kiểm tranhân viên hay được các doanh nghiệp dịch vụsử dụng: Cách đơn giản nhất là do nhân viên giám sát thực hiện đối với những nhân viên phục vụ trong quá trình họ làm việc, và điều chỉnh kịp thời những sai sót được phát hiện. Kiểm tra về kỹ thuật quá trình cung cấp dịch vụ để giám sát kết quả công việc của nhân viên.
Kiểm tra qua thủ tục giấy tờ yêu cầu nhân viên phải báo cáo bằng văn bản kết quả công việc của mình. Cách kiểm tra này mang tính giấy tờ, quan liêu.
Ngoài ra, doanh nghiêp dịch vụ cũng có thể thu thập ý kiến nhận xét, đánh giá từ phía khách hàng thông qua các bảng câu hỏiphát cho họ ghi chép ý kiến. Đây cũng là một phương pháp khách quan để kiểm tra nhân viên.