CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ DỊCH VỤ

Một phần của tài liệu Bài giảng marketing dich vụ (Trang 104 - 105)

Chúng ta có thể phân biệt 3 phương pháp định giá cơ bản sau đây đối với lĩnh vực dịch vụ như sau

Định giá căn cứ vào chi phí (Cost based pricing) Định giá căn cứ vào nhu cầu (Demand based pricing) Định giá căn cứ vào thị trường ( Market based prcing)

10.2.1.Định giá căn cứ vào chi phí của dịch vụ

Khi biết chi phí để sản xuất ra một đơn vị dịch vụ, doanh nghiệp dịch vụ có thể xác định giá bán dịch vụ theo nguyên tắc cộng thêm phần trăm lãi dự kiến vào chi phí đó. Có nhiều lý do để doanh nghiệp dịch vụ sử dụng phương pháp tính giá dịch vụ theo phương pháp này:

Dễ tính toán, do vậydoanh nghiệp dịch vụ có thể tính giá cho các dịch vụ theo yêu cầu riêng của khách hàng một cách dễ dàng. Điều này giúp cho việc phân cấp của nhà quản trị cho cấp dưới định giá dịch vụ dễ dàng, phản ứng linh hoạt với nhu cầu thị trường.

Đối với các dịch vụ mà lúc ban đầu chưa biết rõ bản chất của nó, khách hàng và nhà cung cấp có thể dễ dàng thoả thuận giá theo nguyên tắc chi phí cộng % lãi sau khi dịch vụ được thực hiện.

Đối vớinhiềulĩnh vực (ví dụ lĩnh vực bưu chính, viễn thông ở Việt Nam) hoạt động trong môi trường cạn tranh, cơ quan nhà nước phụ trách điều tiết yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ định giá dịch vụ căn cứ vào gía thành để đảm bảo môi trường cạnh tranh công bằng.

GIÁ = GIÁ THÀNH + % LÃI ĐỊNH MỨC

Tuy nhiên, trên thực tế, việc định giá theo chi phí cũng có những nhược điểm nhất định như sau:

Cách định giá này không chú ý tới sự cạnh tranh trên thị trường

Khách hàng khác nhau có thể chấp nhận các mức giá khác nhau đối với cùng một dịch vụ

Đối với một số dịch vụ việc tính chi phí không dễ dàng gì (khó khăn hơn nhiều so với hàng hoá)

Người ta cũng có thể định giá theo chi phí biên (Marginal Cost), tức là khi nhà cung cấp bỏ qua chi phí cố định. Khi đó giá được tính dựa vào chi phí tăng thêm cho việc cung cấp một đơn vị dịch vụ tăng thêm.

Theo phương pháp này, đối với các dịch vụ có độ co dãn của nhu cầu theo giá cao, và khi nhà cung cấp đã bán được một số lượng dịch vụ đủ bù đắp toàn bộ chi phí cố định, thì nhà cung cấp có thể giảm giá đến mức đủ bù đắp chi phí biến đổi cộng với % lãi định mức.

Chương 10: Định giádịch vụ

Cách định giá theo chi phí biên cũng có thể được áp dụng khi nhà cung cấp buộcphải bán dưới mức giá thành, khi đó, họ chỉ cần đủ bù đắp chi phí biến đổi cộng với một phầnlãi

nào đó. Do đặc điểm không thể cất trữ được của dịch vụ, nhiều khi nhà cung cấp buộc phải hạ

giá để bán còn hơn giữ giá nhưng không bán được dịch vụ. Đó là nhà nghỉ, khách sạn, máy bay vào mùa đông. Nếu không bán được hết chỗ thì vẫn phải chịu toàn bộ chi phí cố định, và các chỗ dư thừa không để dành được.

Định giá theo chi phí biên cũng có mặt hạn chế của nó. Ví dụ, đối với một chuyến bay khách hàng đăng ký vé vào phút chót được giảm giá sẽ gây bất bình với người đồng hành mua vé trước với giá cao. Để khắc phục nhược điểm này, nhà cung cấp có thể có những công bố về các dịch vụ bị cắt giảm đối với những người đăng ký sau.

Một phần của tài liệu Bài giảng marketing dich vụ (Trang 104 - 105)