Lịch sử hình thành và phát triển Bộ Nội vụ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tuyển dụng công chức tại bộ nội vụ (Trang 48 - 53)

9. Kết cấu luận văn

2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển Bộ Nội vụ

Lịch sử hình thành và phát triển của Bộ Nội vụ gắn liền với sự ra đời và phát triển của Nhà nước cách mạng, với quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử. Ngày 28/8/1945, Chính phủ lâm thời ra Tuyên cáo nêu rõ:”Uỷ ban Dân tộc Giải phóng đã quyết định tự cải tổ, mời thêm một số nhân sĩ tham gia Chính phủ đặng cùng nhau gánh vác nhiệm vụ nặng nề mà Quốc dân đã giao phó cho”. Chính phủ lâm thời gồm 13 Bộ và 15 vị Bộ trưởng do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Trong cơ cấu Chính phủ có Bộ Nội vụ do đồng chí Võ Nguyên Giáp làm Bộ trưởng. Như vậy, ngày 28/8/1945 đã đi vào lịch sử, là ngày khai sinh của Bộ Nội vụ và đánh dấu sự ra đời của ngành Tổ chức nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

Ngày 1/1/1946, Chính phủ lâm thời cải tổ thành Chính phủ Liên hiệp lâm thời.Ngày 19/1/1946, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp ký Nghị định số 14/NV về tổ chức Bộ Nội vụ. Nghị định gồm 2 chương, 6 điều quy định nhiệm vụ của các nhân viên và cơ quan chức năng của Bộ. Bộ Nội vụ được chia thành 2 cơ quan chức năng chính: văn phịng và các nha. Văn phịng Bộ có nhiệm vụ trực tiếp giúp Bộ trưởng và được đặt dưới quyền điều khiển của ơng Chánh Văn phịng. Mỗi nha có một giám đốc riêng. Bộ Nội vụ có 4 nha: Nha Cơng chức và Kế toán; Nha Pháp chế và Hành chính; Nha Thanh tra và Nha Công an.

Ngày 06/1/1946, tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà với 333 đại biểu.Tại phiên họp đầu tiên ngày 2/3/1946, Chính phủ Liên hiệp kháng chiến ra mắt Quốc hội. Bộ trưởng Bộ

49

Nội vụ đầu tiên là cụ Huỳnh Thúc Kháng, một nhà nho, chí sĩ yêu nước nổi tiếng. Ngày 03/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 58/SL về tổ chức Bộ Nội vụ. Theo đó, Bộ Nội vụ gồm có Văn phịng, đứng đầu là Đổng lí văn phịng; Nha Thanh tra và 5 nha chuyên trách: Nha Cơng chức và Kế tốn; Nha Pháp chính; Nha Thơng tin tun truyền; Việt Nam Công an vụ và Nha Dân tộc thiểu số.

Ngày 16/2/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 141/SL về việc thành lập Thứ Bộ Công an thuộc Bộ Nội vụ. Tháng 8/1953, Hội đồng Chính phủ quyết định đổi Thứ Bộ Công an thành Bộ Công an. Từ đây, Bộ Công an tách ra khỏi Bộ Nội vụvà trở thành một Bộ của Chính phủ.

Ngày 29/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 82/SL cử Bộ trưởng Bộ Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng thay Chủ tịch ký những công văn thường ngày và chủ toạ Hội đồng Chính phủ trong khi Chủ tịch Chính phủ đi vắng, khẳng định vai trị đặc biệt quan trọng của Bộ Nội vụtrong Chính phủ.

Đầu tháng 3/1947, Bộ Nội vụ và các cơ quan của Chính phủ sơ tán về “thủ đô cách mạng”thuộc huyện Sơn Dương, Tuyên Quang. Lúc này, Bộ Nội vụ có tên bí mật là “Tiểu đội 1”, tạm ở và làm việc tại nhà dân.

Ngày 30/4/1947, Hội đồng Chính phủ thơng qua đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh cử đồng chí Tơn Đức Thắng giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Ngày 9/11/1947, theo đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ơng Phan Kế Toại, một nhân sĩ yêu nước, từng giữ chức Khâm sai đại thần của triều Nguyễn tại Bắc kỳ, được cử giữ chức quyền Bộ trưởng Bộ Nội vụ thay cho đồng chí Tơn Đức Thắng đi nhận cơng tác khác (ơng Phan Kế Toại chính thức là Bộ trưởng năm 1951).

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954, miền Bắc hồn tồn giải phóng.Từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội, cơ quan Bộ Nội vụ làm việc tại trụ sở số 12 Ngô Quyền.

Quốc hội khoá II (từ ngày 6 đến ngày 15/7/1960) đã quyết định việc kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính nhà nước các cấp. Bộ Nội vụ là cơ quan

50

của Hội đồng Chính phủ, có trách nhiệm quản lý cơng tác tổ chức và dân chính, có vai trị hết sức quan trọng trong việc xây dựng và kiện tồn bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương.

Ngày 29/9/1961, Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 130/CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nội vụ.Phó Thủ tướng Chính phủ Phan Kế Toại kiêm chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Ngày 26/2/1970, thực hiện Quyết định số 40/CP của Hội đồng Chính phủ về việc chuyển nhiệm vụ quản lý công tác tổ chức từ Bộ Nội vụ về Phủ Thủ tướng và Quyết định số 214/CP ngày 21/11/1970 về việc uỷ nhiệm cho Phủ Thủ tướng phê duyệt phân vạch địa giới hành chính xã, thị trấn, tồn bộ cơ cấu có liên quan chuyển về Phủ Thủ tướng. Như vậy, từ cuối năm 1970, tổ chức bộ máy của Bộ Nội vụ chỉ cịn các đơn vị làm cơng tác thương binh, liệt sĩ và chính sách xã hội.

Ngày 20/2/1973, Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 29/CP về việc thành lập Ban Tổ chức của Chính phủ.

Tháng 6/1975, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá V, Quốc hội quyết định hợp nhất hai Bộ Công an và Bộ Nội vụ, lấy tên là Bộ Nội vụ. Là một Bộ mới nhưng Bộ Nội vụ chỉ làm nhiệm vụ cảnh sát, an ninh quốc gia và phòng cháy, chữa cháy. Các chức năng về công tác thương binh - xã hội do Bộ Thương binh - Xã hội đảm nhận. Công tác về Việt kiều, tôn giáo, đào tạo và bồi dưỡng viên chức, lưu trữ, văn thư và tổ chức được giao về một số cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Từ năm 1980, do yêu cầu nhiệm vụ công tác, Ban Tổ chức của Chính phủ đã được tách biên chế và ngân sách ra khỏi Văn phịng Chính phủ, là cơ quan trực thuộc Chính phủ, hoạt động độc lập, có trụ sở tại 103A Quán Thánh. Đầu năm 1990, được phép của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, trụ sở của Ban Tổ chức của Chính phủ được chuyển từ 103A Quán Thánh về 37A Nguyễn Bỉnh Khiêm.

51

Ngày 7/5/1990, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số 135/HĐBT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Ban Tổ chức - Cán bộ của Chính phủ là cơ quan trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng, có nhiệm vụ: xây dựng các đề án để Hội đồng Bộ trưởng xem xét và trình Quốc hội, Hội đồng nhà nước quyết định cơ cấu tổ chức của Hội đồng Bộ trưởng và hệ thống tổ chức chính quyền các cấp; xây dựng các quy chế về thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan hành chính nhà nước; xây dựng, trình Hội đồng Bộ trưởng ban hành các chức danh, tiêu chuẩn viên chức nhà nước; quy định việc thành lập hội; chỉ đạo bầu cử hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân các cấp; phân vạch địa giới hành chính các cấp; xây dựng kế hoạch, quy chế về công tác cán bộ thuộc cơ quan hành chính nhà nước.

Ngày 30/9/1992, Nghị quyết kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá IX đã quyết định Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ là cơ quan ngang Bộ.

Ngày 17/4/2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 279/QĐ-TTg lấy ngày 28/8 hàng năm làm “Ngày truyền thống của ngành Tổ chức nhà nước” ghi nhận những đóng góp to lớn của ngành Tổ chức nhà nước đối với Tổ quốc và dân tộc. Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XI đã ban hành Nghị quyết số 02/2002/NQ-QH11 ngày 5/8/2002 quy định danh sách các bộ và cơ quan ngang bộ của Chính phủ.Theo đó, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ được đổi tên thành Bộ Nội vụ.

Ngày 09/5/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 45/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ. Theo Nghị định này, Bộ Nội vụ có 12 đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và 04 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ.

Ngày 30/5/2005, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Quyết định số 535/2005/QĐ/CTN tặng thưởng Huân chương Sao vàng cho Bộ Nội vụ ghi nhận những cơng lao to lớn đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc.

52

Ngày 08/8/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 08/NĐ-CP về việc chuyển Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Ban Tơn giáo Chính phủ, Ban Cơ yếu Chính phủ vào Bộ Nội vụ. Từ đây, Bộ Nội vụ trở thành bộ đa ngành, đa lĩnh vực. Bên cạnh các đơn vị hành chính và đơn vị sự nghiệp, Bộ Nội vụ cịn có các đơn vị trực thuộc là Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương; Ban Tơn giáo Chính phủ; Ban Cơ yếu Chính phủ; Cục Văn thư và lưu trữ nhà nước; Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội.

Ngày 17/4/2008 Chính phủ ban hành Nghị định số 48/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ. Theo đó, Bộ Nội vụlà cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực: tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước; chính quyền địa phương, địa giới hành chính; cán bộ, cơng chức, viên chức nhà nước; hội, tổ chức phi chính phủ; thi đua, khen thưởng; tôn giáo; cơ yếu; văn thư, lưu trữ nhà nước và quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật. Về cơ cấu tổ chức, Bộ Nội vụcó 20 đơn vị làm công tác tham mưu, thực thi pháp luật và 4 đơn vị sự nghiệp.

Ngày 10/8/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 61/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ. Với sự ra đời của Nghị định 61/2012/NĐ-CP thì vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ của Bộ, ngành Nội vụ ngày càng được mở rộng, tăng cường; tổ chức bộ máy của Bộ không ngừng được kiện tồn, đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức được tăng lên cả về số lượng và chất lượng.

Đến ngày 16/6/2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 58/2014/NĐ- CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ. Theo đó, một số nhiệm vụ có thay đổi cho phù hợp với tình hình mới như thay đổi về cơ quan đại diện của Bộ Nội vụ tại Miền Nam và Miền Trung.

Theo chức năng, nhiệm vụ quy định mới này, Bộ Nội vụ là bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, thuộc cơ cấu tổ chức của Chính phủ và là đơn vị quan trọng, quản lý các lĩnh vực quan trọng của đất nước như tôn giáo; thi đua

53 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khen thưởng; cơng chức, viên chức; địa giới hành chính; tổ chức biên chế; văn thư, lưu trữ; cải cách hành chính…

Ngày 17/8/2015, Bộ Nội vụ tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Bộ Nội vụ, ngày truyền thống ngành Tổ chức Nhà nước (28/8/1945 - 28/8/2015), Đại hội thi đua yêu nước lần thứ III và đón nhận Hn chương Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tuyển dụng công chức tại bộ nội vụ (Trang 48 - 53)