Quan điểm của Đảng và pháp luật củaN hà nước về công chức và tuyển dụng công chức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tuyển dụng công chức tại bộ nội vụ (Trang 82 - 86)

9. Kết cấu luận văn

3.1.1.Quan điểm của Đảng và pháp luật củaN hà nước về công chức và tuyển dụng công chức

và tuyển dụng cơng chức

Tại Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ IX, Đảng ta đã xác định về việc xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức trong sạch, có năng lực, trong đó nhấn mạnh: “Hồn thiện chế độ cơng vụ, quy chế cán bộ, công chức, coi trọng cả năng lực và đạo đức, bảo đảm tính nghiêm túc, trung thực trong thi tuyển cán bộ, cơng chức…” [32].

Đến Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XI, Đảng ta xác định cần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Trong đó nhấn mạnh: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo…khuyến khích cán bộ, cơng chức hồn thành nhiệm vụ và có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người khơng hồn thành nhiệm vụ…”[32].

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII tiếp tục khẳng định “xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ;…”.

Để thực hiện được chủ trương của Đảng về trong sạch đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt là đội ngũ công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam cần có sự thay đổi mạnh mẽ trong cách quản lý, điều hành, các văn bản điều chỉnh và đặc biệt là cơng tác tuyển dụng cơng chức có đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu công việc.

Hiện thực hóa chủ trương của Đảng, Luật Cán bộ, công chức được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ tư thơng qua ngày 13/11/2008, theo đó, dành một mục riêng tại Luật này để quy định về tuyển dụng cơng chức. Theo đó,

83

Luật quy địnhvề nguyên tắc tuyển dụng công chức cần: “Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật. Bảo đảm tính cạnh tranh.Tuyển chọn đúng người, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm.Ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, người có cơng với nước, người dân tộc thiểu số” (Điều 39). Về căn cứ tuyển dụng công chức, Luật Cán bộ, công chức quy định: “căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế” (Điều 35 Luật Cán bộ, công chức).

Luật Cán bộ, công chức cũng quy định về điều kiện đăng ký dự tuyển, phương thức tuyển dụng cơng chức. Theo đó phương thức tuyển dụng công chức được thực hiện thông qua thi tuyển, đối với một số trường hợp xét tuyển được quy định rõ như: người có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, có đơn dự tuyển, lý lịch rõ ràng, có phẩm chất chính trị tốt, đủ sức khỏe để làm nhiệm vụ…và cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn.

Đối với cơ quan thực hiện việc tuyển dụng công chức cũng được quy định rõ vai trò của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước thực hiện tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức đơn vị thuộc quyền quản lý.

Văn phòng Quốc Hội, văn phịng Chủ tịch nước thực hiện tuyển dụng cơng chức trong cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý

Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý

Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý.

84

Để thực hiện Luật Cán bộ, cơng chức, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 365/QĐ-TTg ngày 20/3/2009 phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Luật Cán bộ, công chức.

Trên cơ sở quy định của Luật và thực hiện chức năng, nhiệm vụ Chính phủ đã ban hành cơ bản đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Cán bộ, công chức đối với đội ngũ cơng chức. Trong đó, đối với cơng tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ công chức ban hành các văn bản cụ thể như:

- Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Theo quy định tại Nghị định này các vấn đề cụ thể về tuyển dụng công chức được làm rõ, cụ thể hơn. Như vấn đề về căn cứ tuyển dụng công chức, phải căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế của cơ quan sử dụng công chức; cơ quan sử dụng cơng chức có trách nhiệm xác định, mơ tả vị trí việc làm để làm căn cứ tuyển dụng công chức…Hoặc quy định rõ về ưu tiên trong tuyển dụng công chức như: Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đổi, sĩ quan công an, con đẻ của người hoạt động kháng chiến…

- Căn cứ quy định của Chính phủ, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch cơng chức.

Để phù hợp tình hình thực tiễn, Thơng tư số 13/2010/TT-BNV đã được sửa đổi, bổ sung 02 lần cho phù hợp với tình hình thực tế (bổ sung quy định về việc không phân biệt văn bằng, chứng chỉ, loại hình đào tạo và phân cấp thẩm quyền xét chuyển từ viên chức thành công chức cho các Bộ, ngành, địa phương tại Thông tư số 05/2012/TT-BNV ngày 24/10/2012 và bỏ quy định về việc tổ chức thi nâng ngạch công chức chưa theo nguyên tắc cạnh tranh tại Thông tư số 06/2013/TT-BNV ngày 17/7/2013).

85

- Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/11/2011 về công chức xã, phường, thị trấn.

- Căn cứ quy định của Chính phủ, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn.

Nhằm thúc đẩy các Bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện những nội dung quy định tại Luật Cán bộ, cơng chức, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Nội vụ xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1557/QĐ- TTg ngày 18/10/2012 phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức” và xác định rõ mục tiêu xây dựng một nền công vụ: chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch và hiệu quả. Xác định đây là một nội dung của cải cách hành chính và là nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ. Mục tiêu cụ thể theo Quyết định số 1557/QĐ-TTg được xác định rõ là: “Nâng cao chất lượng tuyển dụng công chức; thi nâng ngạch công chức. 100% các cơ quan ở Trung ương và 70% các cơ quan ở địa phương thực hiện ứng dụng công nghệ tin học vào thi tuyển, thi nâng ngạch công chức”1

.

Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 18/10/2012 cũng nêu lên quan điểm về chủ trương, đường lối của đảng về chế độ công vụ, công chức. Cụ thể là: Thống nhất về nhận thức, coi cải cách chế độ công vụ, công chức là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, then chốt của nền hành chính hiện nay. Đồng thời: “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức phải gắn với quá trình thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020, phù hợp với đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả và phục vụ nhân dân”(Theo Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 18/10/2012 phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức, trang 1)

86

Đến Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020, có đề cập đến mục tiêu: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước” và một trong những trọng tâm cải cách hành chính giai đoạn trong 10 năm tới là: “Cải cách thể chế; xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức”(Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020; trang 1)

Theo đó, Nghị quyết cũng chỉ ra nhiệm vụ cụ thể của Chương trình cải cách, nâng cao chất lượng độingũ cán bộ, công chức, cụ thể là: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chun nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân thơng qua các hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, có hiệu quả; Hồn thiện quy định của pháp luật về tuyển dụng, bố trí, phân cơng nhiệm vụ phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường của cơng chức; Đổi mới nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng theo các hình thức: Hướng dẫn tập sự trong thời gian tập sự; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, bồi dưỡng bắt buộc kiến thức, kỹ năng tối thiểu trước khi bổ nhiệm và bồi dưỡng hàng năm; đến năm 2020, tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức được cải cách cơ bản, bảo đảm được cuộc sống của cán bộ, công chức, viên chức và gia đình ở mức trung bình khá trong xã hội …”

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tuyển dụng công chức tại bộ nội vụ (Trang 82 - 86)