9. Kết cấu luận văn
2.2.1. Đặc điểm công chức tại Bộ Nội vụ
Bộ Nội vụ là bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực theo trên các mặt khác nhau như: Tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước; Tổ chức hội, phi chính phủ;Thanh niên; Cơng chức, viên chức; Chính quyền địa phương…nên công chức làm việc tại Bộ Nội vụ ngoài những đặc điểm và tiêu chuẩn chung về
55
công chức được quy định trong Luật cán bộ, cơng chức thì cơng chức Bộ Nội vụ cịn có những đặc điểm riêng mang tính chất đặc thù của ngành nội vụ. Nguồn nhân lực ngành nội vụ là những công chức, viên chức hoạt động, đảm nhiệm nhiệm vụ trong cơ quan Bội Nội vụ, bao gồm các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ. Tuy nhiên, với giới hạn về phạm vi nghiên cứu, luận án chỉ đề cập đến đối tượng là công chức trong cơ quan Bộ Nội vụ, với những đặc điểm như sau:
Thứ nhất, cũng như đặc điểm của cơng chức nói chung cơng chức Bộ Nội vụ là những người trong độ tuổi lao động, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch công chức theo quy định và là những người trưởng thành về mặt nhận thức. Tuy nhiên, công chức Bộ Nội vụlà những người trực tiếp tham gia vào bộ máy quản lý nhà nước của Bộ, thực hiện các nhiệm vụ được giao trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ đặc thù về quản lý hội, tổ chức phi chính phủ; cơng chức viên chức; địa giới hành chính…theo quy định chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị.
Theo quy định tại Nghị định quy định về chức năng, nhiệm vụ của Bộ Nội vụ, mỗi một đơn vị chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về các lĩnh vực hoạt động, do đó, cơng chức Bộ Nội vụ phải là người trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo về các vấn đề liên quan đến chuyên môn của ngành nội vụ. Công chức Bộ Nội vụ được xem là chủ thể của nền công vụ, lao động của đội ngũ nhân lực này là lao động đặc thù. Sản phẩm của công chức Bộ Nội vụ là các quyết định về quản lý, các văn bản tham mưu trực tiếp cho lãnh đạo Bộ về các quyết định hành chính, các chính sách pháp luật sẽ được ban hành, thực thi, áp dụng rộng rãi. Do vậy, sảm phẩm đặc thù của công chức Bộ Nội vụ là sản phẩm của trí tuệ, là dự thảo các chính sách, văn bản…khác với sản phẩm lao động của các đối tượng khác như công nhân, nông dân.
Đội ngũ cơng chức của Bộ Nội vụ có vị trí quan trọng trong việc tham mưu cho đơn vị thực hiện các công việc chuyên môn liên quan đến nhiều lĩnh vực quan trọng của Bộ. Song song với việc tăng cường thực hiện nhiệm vụ
56
quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực khác nhau của Bộ Nội vụ là sự phát triển về số lượng của công chức.
Thứ hai, công chức Bộ Nội vụ là những người được đào tạo cơ bản, có trình độ chun mơn nghiệp vụ, các chỉ số về kiến thức, nhận thức, bằng cấp, ngoại ngữ, tin học phù hợp với lĩnh vực, vị trí cơng tác. Do Bộ Nội vụ có đặc điểm đặc thù là quản lý các lĩnh vực tương đối đặc biệt như: địa giới hành chính, cơng chức, viên chức; tổ chức biên chế nên trình độ năng lực, kỹ năng làm việc của cơng chức cần có kiến thức hiểu biết và kinh nghiệm cơng tác. Trình độ đội ngũ cơng chức Bộ Nội vụ chiếm đa số là đại học và trên đại học nhằm đápứng tính chun mơn hóa cao.
Các cơng chức trẻ của Bộ Nội vụ khi được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch hằng năm đều được đào tạo, bồi dưỡng các khóa học cơ bản về quản lý nhà nước theo ngạch, bậc và trình độ nghiệp vụ, các khóa học về kỹ năng như: kỹ năng quản lý, tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng; kỹ năng xây dựng dự án, xây dựng kế hoạch kinh phí. Việc đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức hàng năm như hiện nay nhằm nâng cao trình độ, đảm bảo cơng chức thực hiện tốt công việc chuyên môn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong thực thi nhiệm vụ.
Thứ ba, công chức Bộ Nội vụ là những người trực tiếp tham gia hoạch định chính sách của Bộ Nội vụ trên các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ và có ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế, xã hội của đất nước khi chính sách được thực thi trên thực tế.
Đặc thù Bộ Nội vụ là cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương, do vậy, công chức làm việc tại Bộ Nội vụ là những người trực tiếp được phân công cơng việc ở nhiều vị trí quan trọng, có tham gia vào việc tham mưu, đề xuất, dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ, điều chỉnh các lĩnh vực quản lý nhà nước như: công chức, viên chức; địa giới hành chính; hội, tổ chức phi chính phủ…Các văn bản quy phạm pháp luật trên các lĩnh vực này ra đời, có ảnh hưởng lớn đến nhiều tầng lớp nhân dân. Như chính sách tuyển dụng cơng
57
chức hiện nay có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tìm kiếm việc làm của sinh viên ra trường, hoặc chính sách về hội, tổ chức phi chính phủ có ảnh hưởng trực tiếp đến đối tượng cơng dân là những người mong muốn thành lập, hoạt động hội…Ngồi ra, đội ngũ cơng chức của Bộ Nội vụ là những người trực tiếp thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ khi ban hành, địi hỏi phải có kiến thức chun ngành luật, được đào tạo cơ bản..hoặc đội ngũ giúp việc cho lãnh đạo Bộ như cơng chức ở Văn phịng Bộ, phải là người am hiểu kiến thức tổng hợp, các quy trình về văn bản…để tham mưu đúng, đủ để các chính sách, văn bản ban hành của Bộ Nội vụ khơng có sai sót, khơng trái pháp luật hiện hành và có tính khả thi cao trên thực tế.
Thứ tư, công chức Bộ Nội vụ là những người có kinh nghiệm trong công tác liên quan đến các lĩnh vực nội vụ như: Cơng chức, viên chức; Địa giới hành chính; tiền lương; hội, tổ chức phi chính phủ…và có am hiểu về các vấn đề liên quan đến ngành, lĩnh vực đặc thù do Bộ Nội vụ quản lý. Do vậy, khi thực hiện tham mưu cho lãnh đạo Bộ, các cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, các công chức của Bộ Nội vụ nắm vững các vấn đề cơ bản về những quy định hiện hành, những vấn đề thiếu sót, vướng mắc trong thực tế thực thi và định hướng sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Những kinh nghiệm công tác do công chức Bộ Nội vụ có được, chính là sự rèn luyện qua thời gian, tiếp xúc với công việc thường xuyên và do đặc điểm đặc thù quản lý ngành của Bộ Nội vụ được phân công tại chức năng, nhiệm vụ của Bộ. Do vậy, hơn ai hết, đội ngũ công chức của Bộ Nội vụ là những người đứng đầu, chuyên gia trong các lĩnh vực quan trọng của đất nước như: địa giới hành chính; tổ chức hội, phi chính phủ; tổ chức, biên chế; cải cách hành chính…
Do đặc thù của quản lý ngành nội vụ trên nhiều mặt tương đối nhạy cảm, phức tạp địi hỏi kết hợp cả cơng việc chuyên môn lẫn kinh nghiệm quản lý và đường lối, chủ trương chính sách của Đảng qua các thời kỳ nên công
58
chức làm việc tại Bộ Nội vụ không ngừng phải trau dồi kiến thức, kỹ năng, đồng thời phải thực sự nhuần nhuyễn, am hiểu vững về chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành.
Thứ năm, thực trạng về trình độ nguồn nhân lực của Bộ Nội vụ hiện nay như sau:
Theo thống kê, đội ngũ công chức của Bộ Nội vụ phát triển về số lượng và tăng theo thời gian. Từ năm 2005, công chức của cơ quan Bộ Nội vụ có 337 người [28], đến nay, đội ngũ cơng chức của Bộ Nội vụ có hơn 400 cơng chức [28] (Bao gồm cơng chức của các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ) Về trình độ, năng lực của cơng chức Bộ Nội vụ theo điều tra xã hội học năm 2006 [28], trên tổng số 337 công chức theo thời điểm thống kê được thể hiện như sau:
Số lượng cơng chức có trình độ trên đại học: tiến sĩ 20 người, thạc sĩ 30 người (chiếm tỷ lệ: 15%)
Số lượng cơng chức có trình độ đại học: 229 người (chiếm tỷ lệ: 68%) Về trình lý luận chính trị: Cao cấp 97 người (chiếm tỷ lệ 28%); Trung cấp và sơ cấp 43 người (chiếm tỷ lệ 12%)
Về trình độ ngoại ngữ: Tiếngt Anh cử nhân: 28 người; 131 người có chứng chỉ; Ngoại ngữ khác: có 16 cử nhân và 34 người có chứng chỉ
Về độ tuổi: Dưới 30 tuổi có 47 người (chiếm tỷ lệ 14%) Từ 30 - 50 tuổi có 201 người (chiếm tỷ lệ 60%)
Từ 50 - 60 tuổi có 81 người (chiếm tỷ lệ 24%)
Với cơ cấu độ tuổi của công chức Bộ Nội vụ giao động từ 30 - 50 tuổi, độ tuổi từ 30 - 40 tuổi chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng số công chức của Bộ Nội vụ hiện tại. Đây được xem là điểm mạnh của công chức Bộ Nội vụ, với cơ cấu độ tuổi như vậy, đây là độ tuổi được xem là có “độ chín” về trình độ chun mơn nghiệp vụ, họ có thể là những người cống hiến, phục vụ nhiều nhất cho nền công vụ. Đội ngũ công chức trẻ của Bộ Nội vụ cũng phù hợp, đảm bảo tính kế thừa, nối tiếp giữa các thế hệ.
59
Về cơ cấu giới: Nữ 111 người (chiếm tỷ lệ 33%). Hiện nay các đơn vị đều có tỷ lệ nữ là lãnh đạo và lãnh đạo là nữ Thứ trưởng có 01 người.
Về cơ cấu ngạch:
Chuyên viên cao cấp và tương đương có 34 người (chiếm tỷ lệ 10%) Chun viên chính và tương đương có 112 người (chiếm tỷ lệ 33%) Chuyên viên và tương đương có 113 người (chiếm tỷ lệ 40%)
Cán sự và tương đương có 18 người (chiếm tỷ lệ 5%) Còn lại: 40 người (12%)
Từ năm 2006 đến nay chưa thực hiện điều tra xã hội học trên diện rộng để biết và có số liệu so sánh về số lượng, trình độ và ngoại ngữ của cơng chức Bộ Nội vụ. Song hàng năm, Bộ Nội vụđều có chính sách cử cơng chức đi đào tạo các khóa học trong nước và nước ngồi nhằm nâng cao trình độ cơng chức, ngồi ra các lớp học về chun mơn nghiệp vụ được tổ chức thường xuyên. Cụ thể:
Tính trong năm 2016, Bộ Nội vụ đã có quyết định về việc: nâng lương thường xuyên và hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung đối với 160 trường hợp; nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc và trước khi nghỉ hưu là 33 trường hợp; Bổ nhiệm ngạch có 04 trường hợp; Quyết định cử đi đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên cao cấp cho 13 trường hợp, bồi dưỡng nghiệp vụ an ninh quốc phòng đối với 33 trường hợp; bồi dưỡng lý luận chính trị đối với 20 trường hợp và thành lập đồn, cử cơng chức đi đào tạo trong nước, nước ngoài là 238 trường hợp (Theo Báo cáo của Bộ Nội vụ tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2016 về việc thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động cơ quan Bộ). Theo kế hoạch hàng năm, công chức của Bộ Nội vụ đều được đăng ký kế hoạch học tập và nguyện vọng, nhu cầu học tập nghiên cứu của cá nhân, trên cơ sở đó, Vụ Tổ chức cán bộ là đơn vị thuộc Bộ tổng hợp trình lãnh đạo Bộ để có cơ chế, tạo điều kiện tối đa cho cơng chức có cơ hội học tập, nâng cao trình độ, đồng thời
60
mở các khóa đào tạo, kết hợp đào tạo trong nước, nước ngồi để cơng chức được tiếp cận với những tri thức mới về quản lý nhà nước.
Hiện nay, chỉ tiêu biên chế của Bộ Nội vụ được thống kê như sau:
Bảng 2.1: Số liệu thể hiện biên chế tại cơ quan Bộ Nội vụ năm 2016
TT Tên đơn vị Biên chế
và số ngƣời làm việc đƣợc giao năm 2016 Biên chế có mặt (đến 31/5/2016) Lao động theo hợp đồng NĐ 68 1. Văn phòng Bộ 99 64 61 2. Thanh tra Bộ 24 20 3. Vụ Tổ chức cán bộ 18 14
4. Vụ Công tác thanh niên 11 9
5. Vụ Đào tạo, bồi dưỡng CB, CC 18 13
6. Vụ Tổ chức phi Chính phủ 15 13 7. Vụ Pháp chế 16 15 8. Vụ Tiền lương 16 11 9. Vụ Hợp tác quốc tế 16 16 10. Vụ Kế hoạch tài chính 19 16 11. Vụ Tổng hợp 13 8 12. Vụ Công chức viên chức 21 18 13. Vụ Cải cách hành chính 15 14 14. Vụ Tổ chức biên chế 24 21
15. Vụ Chính quyền địa phương 23 23
16. Văn phòng Đảng ủy Bộ 5 3
17. Văn phòng Ban cán sự Đảng bộ 2 1
18. Dự án UNDP 5 4
19. Tạp chí tổ chức nhà nước 15 15
20. Trung tâm thông tin 44 41
21. Viện Khoa học tổ chức nhà nước
61 56
22. Tổng 480 395
Nguồn: Báo cáo của Vụ Tổ chức - Biên chế năm 2016 về số lượng biên chế của Bộ Nội vụ
61