Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tuyển dụng công chức tại bộ nội vụ (Trang 77 - 82)

9. Kết cấu luận văn

2.3.2.Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác

tuyển dụng công chức tại cơ quan Bộ Nội vụ

Bên cạnh những kết quả đạt được về tuyển dụng công chức tại cơ quan Bộ Nội vụ, vẫn còn những hạn chế nhất định được nhìn nhận như sau:

78

Thứ nhất, các kỳ thi tuyển dụng công chức tại cơ quan Bộ Nội vụ không được tổ chức thường xuyên, do vậy các ứng viên mong muốn được thi tuyển, phục vụ cho ngành nội vụ ít có cơ hội để được trúng tuyển để làm việc tại Bộ Nội vụ. Tính từ năm 2003 đến nay, chỉ có 03 kỳ thi tuyển được tổ chức rộng rãi, có thơng báo trên cả nước và thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật về thi tuyển, tuyển dụng. Ngồi ra, các cơng chức được tuyển dụng về Bộ Nội vụ làm việc có thể được thực hiện qua các hình thức khác như: tuyển dụng khơng qua thi tuyển (Ví dụ: năm 2016, Bộ Nội vụ tuyển dụng không qua thi tuyển đối với 05 trường hợp (theo Báo cáo tổng kết công tác năm 2016 của Bộ Nội vụ), luân chuyển công chức.

So với nhu cầu việc làm hiện nay, số lượng kỳ thi được tổ chức trên thực tế là khá ít, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp ra trường ở các chuyên ngành khác nhau. Thực tế, có những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, có ngoại ngữ tốt, có thể đáp ứng được cơng việc tại cơ quan Bộ, song bị hạn chế bởi chỉ tiêu biên chế được cho phép và hạn chế trong việc tổ chức kỳ thi tuyển công chức thường xuyên.

Thứ hai, mặc dù được đổi mới trong phương pháp thi tuyển là thi trực

tiếp trên máy tính và có ngân hàng đề thi, song vẫn còn những bất cập trong quá trình tổ chức và thi tuyển dưới hình thức thi này.Về cơ sở vật chất cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng để khi tổ chức thi, đảm bảo mỗi thí sinh phải được sử dụng 01 chiếc máy tính để thao tác trực tiếp. Điều này có thể xảy ra nhiều rủi ro trong quá trình thi như mất dữ liệu bài thi do thí sinh bất cẩn, hoặc do dữ liệu đường truyền….Mặc dù sử dụng thi trực tiếp trên máy tính được sử dụng, song không triệt để mà chỉ tổ chức thi trực tiếp đối với các môn thi trắc nghiệm như: trắc nghiệm hành chính, trắc nghiệm tin học, trắc nghiệm ngoại ngữ…cịn các mơn thi chun ngành, thí sinh vẫn phải viết tay trên giấy thi. Điều này dẫn đến ban tổ chức cuộc thi cần phải tổ chức thêm ban trông coi thi viết, đồng thời thành lập Hội đồng chấm thi các bài viết chuyên ngành để đảm bảo tính cơng khai, đảm bảo quyền lợi cho thí sinh dự thi.

79

Thứ ba, về thời gian công bố kết quả thi tuyển từ khi kết thúc kỳ thi cho

đến khi thí sinh nhận được kết quả thi thường khá dài, gây nên tâm lý chờ đợi, chán nản của thí sinh dự thi. Thơng thường, sau khi kết thúc kỳ thi, việc công bố điểm ngay trong vịng 30 ngày là khó có thể thực hiện, do vậy thí sinh thường phải chờ đợi thời gian dài và khi có kết quả thi, có nhiều trường hợp thí sinh đã lựa chọn cơng việc ở một cơ quan, đơn vị khác, khi trúng tuyển họ không đến nhận nhiệm vụ.

Những hạn chế trong công tác tuyển dụng công chức tại Bộ Nội vụ nói trên có thể do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, song có thể chỉ ra một số nguyên nhânchủ yếu như sau:

Một là, do chỉ tiêu biên chế Bộ Nội vụ được phân cấp hàng năm và thực hiện chính sách tinh giản biên chế tại các cơ quan nhà nước. Theo Nghị quyết số 39 - NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị (Khóa XI): “Về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức” và Kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết nói trên ban hành kèm theo Quyết định số 2218/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện mục tiêu tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ công chức viên chức, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, thu hút những người có đức, có tài vào hoạt động trong nền công vụ, các cơ quan tổ chức từ trung ương đến địa phương đều thực hiện chủ trương này. Bộ Nội vụ cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong thực hiện chính sách tinh giản biên chế, do vậy các kỳ thi tuyển công chức được ít được tổ chức và khó có thể tổ chức theo định kỳ hàng năm, mỗi năm 01 lần.

Hai là, hiện nay, chưa có ngân hàng bộ câu hỏi và đáp án thi tuyển công chức đối với từng mơn thi theo hướng gắn với u cầu về trình độ và năng lực của cơ quan tổ chức, đơn vị cần tuyển dụng. Do vậy, Bộ Nội vụ cũng như các cơ quan, đơn vị tổ chức thi tuyển khác đều thực hiện tổ chức kỳ thi và ra đề thi theo yêu cầu của đơn vị cần vị trí dự tuyển, chưa có chuẩn mực chung trong

80

mức độ ra đề thi của từng ngành, từng đơn vị để yêu cầu thí sinh thể hiện trong bài thi, mục đích là tìm ra ứng viên sáng giá nhất cho từng vị trí dự tuyển.

Ba là, hiện nay Bộ Nội vụ nói chung và các cơ quan Bộ, ngành địa phương nói riêng đã và đang thực hiện đề án về vị trí việc làm tại cơ quan. Song có những bộ đã thực hiện và chưa thực hiện.Bộ Nội vụ đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 36/2013/NĐ- CP ngày 22/4/2013 về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch cơng chức.

Tiếp đó, Bộ Nội vụ đã xây dựng và ban hành Thông tư số 05/2013/TT- BNV ngày 25/6/2013 hướng dẫn cụ thể, chi tiết Nghị định số 36/2012/NĐ- CP. Bộ Nội vụ đã thực hiện xây dựng vị trí, việc làm cơ cấu công chức theo ngạch trong đơn vị, song để thực hiện trên thực tế phân công công chức vào từng vị trí, đáp ứng với việc làm hiện tại khó có thể thực hiện được triệt để.

Do vậy, vẫn cịn tình trạng cơng chức mặc dù được phân công công việc, đảm nhận nhiệm vụ nhưng vẫn còn hạn chế về năng lực, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu nhiệm vụ thường xuyên, đột xuất do lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Bộ giao. Trong q trình xử lý cơng việc, nhiệm vụ cịn xảy ra sai sót khơng đáng có, ảnh hưởng đến thành tích của tập thể. Cơng chức Bộ Nội vụ đa số được đào tạo cơ bản về trình độ, song để đáp ứng tối đa yêu cầu quản lý nhà nước về lĩnh vực nội vụ cần có thời gian nhiều hơn để trau dồi, tích lũy thêm kiến thức và kỹ năng.

81

Tiểu kết Chƣơng 2

Chương 2 của Luận văn đã nêu khái quát về tình hình phát triển của Bộ Nội vụ qua các thời kỳ lịch sử từ khi thành lập năm 1945 đến nay và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ hiện hành. Luận văn cũng nêu lên các đặc điểm của công chức Bộ Nội vụ, ngồi những đặc điểm chung của cơng chức theo quy định tại Luật cán bộ, cơng chức thì cơng chức Bộ Nội vụ cịn mang các đặc điểm đặc thù của ngành tổ chức nhà nước, một bộ tổ chức đa ngành, đa lĩnh vực.

Tuy nhiên, Chương 2 của luận văn dành phần lớn dung lượng để đề cập đến nội dung về thực trạng tuyển dụng công chức tại cơ quan Bộ Nội vụ. Trong đó, tập trung làm rõ các vấn đề liên quan đến hoạt động tuyển dụng công chức tại Bộ Nội vụ. Chương 2 làm rõ một số vấn đề liên quan đến công tác tuyển dụng công chức tại Bộ Nội vụ. Luận văn đề cập đến các kỳ thi tuyển lớn của Bộ và các môn thi được tổ chức theo từng năm, từng kỳ thi tuyển.

Ngồi ra, Chương này cịn làm rõ thực trạng về nguồn nhân lực của Bộ hiện nay về trình độ, số lượng, cơ cấu tổ chức. Từ đó, trong Chương 2 luận văn có đánh giá về cơng tác tuyển dụng công chức tại cơ quan Bộ Nội vụ, từ đó đánh giá những ưu điểm, hạn chế, phân tích ngun nhân của những hạn ché trong cơng tác tuyển dụng công chức của Bộ Nội vụ thời gian qua và rút ra những vấn đề đặt ra sắp tới về công tác tuyển dụng công chức tại cơ quan Bộ Nội vụ.

82

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tuyển dụng công chức tại bộ nội vụ (Trang 77 - 82)