0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Quan điểm về nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng công chức tại cơ quan Bộ Nội vụ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC TẠI BỘ NỘI VỤ (Trang 86 -94 )

9. Kết cấu luận văn

3.1.2. Quan điểm về nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng công chức tại cơ quan Bộ Nội vụ

chức tại cơ quan Bộ Nội vụ

3.1.2.1. Nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng công chức tại cơ quan Bộ Nội vụ phải gắn với tuân thủ các yêu cầu, quy định của pháp luật hiện hành về tuyển dụng cơng chức

Có khá nhiều quy định của pháp luật hiện hành về tuyển dụng công chức. Trên thực tế các quy định này cịn có nhiều điểm cần sửa đổi, bổ sung,

87

song đối với công tác tuyển dụng công chức tại cơ quan Bộ Nội vụ cần tuân thủ đúng các căn cứ pháp lý và trình tự thực hiện được quy định tại Luật cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này.

Như việc tuân thủ đúng các quy định về nguyên tắc tuyển dụng cần đảm bảo tính khách quan, minh bạch, cơng khai, đúng pháp luật. Nguyên tắc công khai, khách quan tạo điều kiện thuận lợi cho các ứng viên dự tuyển công chức tại Bộ Nội vụ yên tâm về chất lượng của kỳ thi tuyển, tin tưởng vào cơ quan tổ chức thi tuyển để phấn đấu mức tối đa nhằm đạt kết quả như mong muốn. Nguyên tắc công khai, minh bạch cũng là căn cứ để loại trừ các trường hợp tham gia ứng tuyển không đúng quy định, trong diện “không được đăng ký dự tuyển công chức”mà vẫn tham gia nộp hồ sơ dự tuyển. Các trường hợp này nhờ công khai, minh bạch về thơng tin mà cơ quan Bộ Nội vụcó thể sàng lọc được hồ sơ một cách nhanh chóng, chính xác hoặc qua các kênh thơng tin từ các ứng viên dự thi, cơ quan báo chí, nghiệp vụ…để xác định tính chính xác và cơng bằng cho các ứng viên dự thi. Việc tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành về tuyển dụng cơng chức nhằm tạo được tính minh bạch, cơng khai trong công tác thi tuyển, đồng thời tạo niềm tin cho các ứng viên dự tuyển về việc tuân thủ pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước nói chung, Bộ Nội vụ nói riêngtrên tinh thần: “pháp luật là tối thượng”.

Trong nhiều năm qua, khi thực hiện công tác tuyển dụng công chức tại cơ quan Bộ Nội vụđã tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Các quy định về thông báo tuyển dụng nộp hồ sơ, xét duyệt hồ sơ…được thông tin rộng rãi đến dư luận, cơ quan báo chí và thơng qua các kênh truyền thông như báo, tạp chí, trang Web của Bộ để có thơng báo cụ thể đến các ứng viên, người dân quan tâm được biết.

Đối với các giai đoạn như: thành lập Hội đồng thi tuyển; ban ra đề, ban coi thi, ban chấm thi, thanh tra, giám sát trong quá trình thi tuyển….đều được tuân thủ nghiêm ngặt. Bởi đây là các công đoạn thể hiện tính nghiêm túc, nghiêm minh của các kỳ thi tuyển, tạo sự công bằng tối đa nhất cho các ứng

88

viên tham gia dự thi. Các ý kiến kiến nghị của ứng viên dự thi, cơ quan, tổ chức quan tâm về kỳ thi đều được giải đáp cơng khai, có căn cứ, dẫn chứng rõ ràng để tạo nên những kỳ thi tuyển cơng chức có chất lượngtốt.

Song để đạt hiệu quả và chất lượng tuyển dụng công chức cao hơn nữa trong tương lai, việc tuân thủ các quy định pháp luật trong các kỳ tuyển dụng công chức sắp tới của Bộ Nội vụ cần phát huy tốt hơn và đặc biệt là tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc của pháp luật cán bộ, công chức trong các khâu ra đề thi, chấm thi, công bố kết quả sau thi và thời gian phù hợp, tương ứng với các quy định của pháp luật hiện hành khi chưa có kiến nghị, thực thi sửa đổi Luật Cán bộ, công chứcvà các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

3.1.2.2. Cơng tác tuyển dụng cơng chức tại cơ quan Bộ Nội vụ phải đáp ứng yêu cầu về vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế hàng năm của Bộ Nội vụ

Xác định về vị trí việc làm là một nhiệm vụ quan trọng trong q trình cải cách chế độ cơng chức, cơng vụ. Theo Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 18/10/2012 phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, cơng chức” đến năm 2015 có 70% số các cơ quan tổ chức của Nhà nước từ cấp huyện trở lên xây dựng và được phê duyệt danh mục vị trí việc làm và cơ cấu cơng chức theo ngạch. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 Khóa X đưa ra các giải pháp về cải cách chế độ công chức, cơng vụ, trong đó nêu rõ: “Xác định rõ vị trí, cơ cấu và tiêu chuẩn chức danh cơng chức trong từng cơ quan của Nhà nước để làm căn cứ tuyển dụng, bố trí sử dụng cán bộ, cơng chức”, đối với các cơ quan nhà nước cần: “xây dựng chức danh, tiêu chuẩn, vị trí việc làm và cơ cấu công chức, từng cơ quan nhà nước rà sốt lại đội ngũ cơng chức, đối chiếu với tiêu chuẩn để bố trí lại cho phù hợp”. Ngày 31/12/2015, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số 2081/QĐ-BNV phê duyệt danh mục vị trí việc làm và cơ cấu cơng chức của các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ. Đây là cơ sở pháp lý rất quan trọng để triển khai công tác quản lý công chức của Bộ Nội vụ nói chung; tuyển dụng cơng chức vào làm việc tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ trong thời gian tới.

89

Việc xác định vị trí, việc làm được xem là nhiệm vụ bắt buộc đối với các bộ, ngành, địa phương, trong đó có Bộ Nội vụ. Đề án: “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức” theo Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 18/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ cần hồn thiện các quy định về vị trí việc làm và triển khai, xác định vị trí việc làm, cơ cấu công chức theo ngạch tại các cơ quan tổ chức từ trung ương đến địa phương.

Một số văn bản quy phạm về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch cơng chức ra đời như: Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ và Thông tư số 05/2013/TT-BNV của Bộ Nội vụ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch cơng chức…Các văn bản này đã cụ thể hóa chủ trương của Đảng, nhằm hướng dẫn cụ thể về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức.

Việc tuân thủ về vị trí việc làm dẫn đến thi tuyển cơng chức vào cơ quan Bộ Nội vụ cần tuân thủ vấn đề này. Bởi có vị trí, việc làm mới có nhu cầu về nhân sự, và nhân sự cần đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí tại vị trí, việc làm đó. Vị trí việc làm được hiểu là một chỗ làm việc trong cơ quan mà người đó thực hiện một cơng việc hoặc một nhóm cơng việc mang tính chất lâu dài, thường xuyên, gắn liền với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Bộ Nội vụ. Theo đó, một đơn vị trong cơ quan Bộ Nội vụ cần xác định có bao nhiêu vị trí và tương ứng với mỗi vị trí đó cần bao nhiêu người làm việc để hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị đó. Như vậy, một vị trí việc làm có thể do 01 người đảm nhiệm hoặc nhiều người đảm nhiệm. Hoặc có thể 01 biên chế có thể làm nhiều việc khác nhau, có những cơng việc khơng mang tính chất thường xuyên nhưng là cơng việc kiêm nhiệm. Mỗi vị trí việc làm được mơ tả dưới hình thức là: Bản mơ tả cơng việc và khung năng lực để thực hiện cơng việc ấy. Việc xác định vị trí việc làm cần phù hợp với chức năng, nhiệm vụ là cơ quan quản lý đa ngành, đa lĩnh vực của Bộ Nội vụ, trên cơ sở khoa học, thực tiễn và tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành.

Về chỉ tiêu biên chế và tinh giản biên chế, theo Quyết định số 2218/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, đến năm 2021 về cơ bản

90

không tăng tổng biên chế so với biên chế được giao của năm 2015, các Bộ, ngành, địa phương trong đó có Bộ Nội vụ cần phải tự cân đối, điều chỉnh tổng biên chế hiện có nếu thành lập tổ chức mới hoặc được giao nhiệm vụ mới. Theo Báo cáo chung của Bộ Nội vụ, tính đến ngày 11/1/2016, có 25 lượt Bộ, ngành và 79 địa phương đã thực hiện tinh giản biên chế năm 2015, 2016 với tổng số đối tượng giải quyết tinh giản biên chế là 9.995 người (Báo cáo của Bộ Nội vụ), trong đó, Bộ Nội vụ đang thực hiện nghiêm túc việc tuyển dụng công chức theo chỉ tiêu biên chế và tinh giản biên chế hàng năm theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh khác, nhằm đảm bảo số lượng công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đồng thời đảm bảo chỉ tiêu tinh giản biên chế hàng năm, đảm bảo không tăng quá số lượng biên chế được giao, đồng thời có các giải pháp luân chuyển biên chế từ các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ phù hợp vị trí việc làm, tránh tình trạng thiếu nhân sự làm việc. Do vậy, khi tổ chức thi tuyển công chức vào làm việc tại Bộ Nội vụcần cân nhắc nghiêm túc về vấn đề này để có căn cứ tuyển dụng đúng vị trí việc làm, phù hợp u cầu cơng việc, đồng thời đảm bảo chỉ tiêu biên chế hàng năm đúng quy định.

3.1.2.3. Công tác tuyển dụng công chức tại cơ quan Bộ Nội vụ thời gian tới phải đáp ứng yêu cầu thực hiện tốt hơn nhiệm vụ chuyên môn thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ

Đặc thù cơ quan Bộ Nội vụ được xác định theo quy định chức năng, nhiệm vụ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện quản lý nhà nước đa ngành, đa lĩnh vực, do vậy công chức làm việc tại cơ quan Bộ Nội vụ khi tuyển dụng cần đáp ứng trước hết các yêu cầu về chỉ tiêu bằng cấp và chuyên ngành được đào tạo. Vai trị của đội ngũ cơng chức ngành tổ chức nhà nước rất quan trọng thể hiện qua việc góp phần thực hiện tốt đường lối, chính sách pháp luật của nhà nước về cơng tác tổ chức bộ máy, vấn đề về chính sách đối với chính quyền địa phương, vấn đề về công chức, công vụ. Công chức làm việc tại Bộ Nội vụ có đặc thù khi thực hiện nhiệm vụ là thực thi công vụ trong các lĩnh

91

vực như biên chế, tổ chức bộ máy, vấn đề về hội, tổ chức phi chính phủ, vấn đề về chính quyền địa phương và là những người trực tiếp tham mưu chính sách cho Bộ về các lĩnh vực nói trên. Bên cạnh đó, cơng chức thực thi nhiệm vụ của Bộ cần tham mưu lãnh đạo trình các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền Bộ trưởng để thực hiện quản lý nhà nước về các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ, thông thường các lĩnh vực này rất nhạy cảm, phức tạp, liên quan nhiều đến yếu tố con người, đến quyền lực, thực thi quyền lực và lợi ích…nên cần nhân tố là cán bộ, cơng chức phải thực sự giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm, kỹ năng, đặc biệt là các kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực quản lý nhà nước về nội vụ.

Khi tuyển dụng cơng chức cho Bộ, cần tính đến các chuyên ngành mà ứng viên đó được đào tạo cơ bản, bởi nếu tuyển dụng các chuyên ngành đào tạo khác với lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ, cơng chức đó sẽ khó đáp ứng u cầu nhiệm vụ, cơng việc trong thời gian đảm nhận nhiệm vụ và Bộ Nội vụ sẽ tốn thời gian, ngân sách để bồi dưỡng công chức mới tuyển dụng. Điều này gây nên lãng phí ngân sách và thời gian, đồng thời khơng đảm bảo yêu cầu về công việc thường xuyên do Bộ Nội vụ phải thực hiện. Do vậy, việc tuyển dụng công chức vào làm việc tại cơ quan Bộ Nội vụ, theo vị trí việc làm đã được xác định, cần tuyển dụng được những cơng chức có am hiểu nhất định về ngành, lĩnh vực như: quản lý nhà nước; luật; hành chính….để có thể đáp ứng ngay u cầu cơng việc sau khi được tuyển dụng.

Ngồi ra, để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, khi tuyển dụng công chức làm việc tại cơ quan Bộ Nội vụcần tuân thủ các quy định khác của pháp luật về yêu cầu trình độ tin học, ngoại ngữ, đủ điều kiện ứng dụng và thực hiện ngay khi nhận nhiệm vụ tại cơ quan, tránh tình trạng khi trúng tuyển, công chức tập sự phải mất thời gian học tập các kiến thức cơ bản về máy tính, máy in và các kỹ năng mềm khác khi thực hiện cơng việc chun mơn, trên cơ sở vị trí việc làm đã được phê duyệt của Bộ.

92

3.1.2.4. Công tác tuyển dụng công chức tại cơ quan Bộ Nội vụ thời gian tới phải ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại nhằm đảm bảo nguyên tắc công khai,minh bạch, khách quan trong tuyển dụng

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyển dụng công chức là một bước tiến mới nhằm giảm thiểu thời gian, tiết kiệm chi phí tuyển dụng, đồng thời tăng cường tính minh bạch, hiệu quả trong tuyển dụng.

Trong nhiều năm qua, Bộ Nội vụ đã đạt được những thành tựu nổi bật trong ứng dụng công nghệ thông tin áp dụng trực tiếp vào công việc hàng ngày, xử lý các loại văn bản đi, đến bằng mạng và phần mềm nội bộ. Bộ Nội vụ đã ứng dụng công nghệ trong trao đổi nhiệm vụ, thực hiện dùng hịm thư cơng vụ để trao đổi thơng tin đồng thời có chính sách bảo mật tốt thơng tin mạng nội bộ. Không chỉ ứng dụng trong công việc, Bộ Nội vụ đã thực hiện một số đổi mới trong công tác tuyển dụng, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong thi tuyển như việc dùng ngân hàng câu hỏi trong môn thi trắc nghiệm về kiến thức quản lý nhà nước hoặc thi tin học, ngoại ngữ. Ngân hàng đề thi được nhập liệu, có chế độ bảo mật với nhiều “bức tường lửa”, đảm bảo tối đa quyền lợi cho thí sinh khi tham gia dự thi trên máy tính. Việc giữ gìn, bảo mật thơng tin được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành, các thí sinh tham gia dự thi đều có thể tin tưởng vào cơng nghệ hiện đại ứng dụng tại ngân hàng đề thi.

Việc áp dụng công nghệ này mang lại hiệu quả mới mẻ là tính minh bạch, cơng khai khi tuyển dụng.Thí sinh làm bài trực tiếp trên máy tính, lựa chọn các phương án đúng cho câu hỏi trong bộ đề thi “gắp thăm”được và sau khi nộp bài có thể biết ngay kết quả thi do máy tính tự động tích điểm. Về đề thi do máy tính tự trộn các câu hỏi trong ngân hàng đề thi.

Trong tương lai, thi tuyển công chức theo hướng mở rộng ứng dụng của công nghệ thông tin là việc làm được đa số lãnh đạo, ứng viên dự thi ủng hộ, đáp ứng yêu cầu tinh thần cải cách hành chính, cải cách về thời gian tham dự thi của ứng viên, đồng thời nâng cao tính minh bạch, khách quan khi tổ chức

93

thi đồng loạt trên các vùng, miền khác nhau nhằm lựa chọn được ứng viên tốt nhất cho vị trí, việc làm của cơ quan Bộ Nội vụ.

Hiện nay, Bộ Nội vụ cũng là đơn vị chủ trì, giúp các cơ quan, tổ chức, đơn vị cung cấp các kỹ thuật về thi tuyển các mơn trắc nghiệm trên máy tính và đã được nhiều đơn vị tin tưởng, đề nghị hỗ trợ cho các dịp tuyển dụng của cơ quan, đơn vị, làm tăng tính cơng khai, minh bạch trong kỳ thituyển.

3.1.2.5. Công tác tuyển dụng công chức tại cơ quan Bộ Nội vụ thời gian tới cần ưu tiên những người có tài năng để đáp ứng ngay yêu cầu, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ

Vấn đề thu hút người có tài năng làm việc trong các cơ quan, đơn vị, rộng hơn là nền hành chính nhà nước, trong đó có Bộ Nội vụ là vấn đề được

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC TẠI BỘ NỘI VỤ (Trang 86 -94 )

×