Các nguyên tắc trong tuyển dụng công chức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tuyển dụng công chức tại bộ nội vụ (Trang 34 - 39)

9. Kết cấu luận văn

1.2.2. Các nguyên tắc trong tuyển dụng công chức

Tuyển dụng công chức là một hoạt động của quản lý hành chính Nhà nước, đóng vai trị quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ công chức vững mạnh và toàn diện. Việc tuyển dụng chính xác giúp lựa chọn được những cá nhân có khả năng, đủ tiêu chuẩn và điều kiện để đảm đương công vụ.Tuyển dụng công chức hiện nay cần phải tuân thủ pháp luật hành chính điều chỉnh chế độ tuyển dụng và chế độ phục vụ.Đồng thời, cũng cần xây dựng những nguyên tắc nhằm đảm bảo các quy định được được tôn trọng thực hiện. Từ thực tiễn q trình phát triển và hồn thiện Nhà nước ta, nhất là q trình cải cách nền hành chính Nhà nước ta, có thể đưa ra những nguyên tắc cơ bản sau đây:

1.2.2.1. Nguyên tắc bình đẳng

Nguyên tắc này đảm bảo cho mọi cơng dân đều bình đẳng trong việc tham gia các hoạt động tuyển dụng công chức, miễn là đáp ứng đủ mọi điều kiện theo quy định pháp luật và vị trí cơng việc ứng tuyển. Đây là nguyên tắc xuất phát từ Hiến pháp quy định những quyền cơ bản của công dân. Nguyên

35

tắc này trên căn bản bảo đảm bình đẳng về giới, về giai cấp về tôn giáo, dân tộc…

Dựa trên nguyên tắc bình đẳng, Nhà nước đã ban hành những điều kiện pháp lý cụ thể, nhưng hướng chủ yếu vào những tiêu chuẩn khách quan do cơng vụ địi hỏi, nhưng khơng vi phạm quyền bình đẳng được Hiến pháp thừa nhận.

1.2.2.2. Nguyên tắc khách quan

Nguyên tắc khách quan trong tuyển dụng đòi hỏi cơ quan tuyển dụng phải căn cứ vào những yêu cầu khách quan để tuyển dụng và lựa chọn. Đó là nhu cầu thực tế của công việc, là hệ thống quy định của pháp luật do nhà nước ban hành và kết quả tuyển dụng của thí sinh. Nguyên tắc khách quan nhằm đảm bảo việc tuyển dụng khơng bị chi phối bởi các tình cảm chủ quan như: lựa chọn thí sinh là người nhà, của các mối quan hệ quen biết, cố tình tuyển vượt số lượng biên chế...tránh tiêu cực hối lộ trong tuyển dụng.

Ngun tắc khách quan đó cịn có nghĩa là vô tư và công bằng trong công tác tuyển dụng:

- Vô tư trong tuyển dụng công chức chủ yếu dựa vào tiêu chuẩn, năng lực và kết quả sát hạch qua thi tuyển để tuyển dụng công chức. Vô tư đảm bảo tính cơng bằng đồng thời bảo đảm tính khách quan.Trên thực tế, có thể hiểu đơn giản nghĩa là trong tuyển dụng người đủ tiêu chuẩn, điều kiện khơng phải hối lộ, xu nịnh, khơng thân thích vẫn được trúng tuyển. Trong cơng tác tuyển dụng, nhiều trường hợp vi phạm tính vơ tư và cơng bằng đã dẫn đến những bất bình, thậm chí là những vụ khiếu kiện cơ quan tuyển dụng.

- Công bằng là lấy kết quả làm cơ sở để tuyển chọn, loại trừ thiên vị. Như vậy, đảm bảo tính cơng bằng và vô tư là đảm bảo và tôn trọng kết quả phù hợp với quy định.Trong đó, vơ tư nhấn mạnh loại trừ yếu tố chủ quan, thậm chí nhấn mạnh khía cạnh đạo đức trong tuyển dụng. Cịn cơng bằng hướng tới việc tuân thủ những kết quả sát hạch hoặc lựa chọn, lấy tiêu chí định trước làm căn cứ.

36

1.2.2.3. Nguyên tắc cạnh tranh

Nguyên tắc này đòi hỏi phải thiết lập được cơ chế cạnh tranh trong hoạt động tuyển dụng công chức. Mục đích của việc thi tuyển hay xét tuyển là lựa chọn được người xuất xắc nhất trong số những người tham gia dự tuyển. Việc lựa chọn này chỉ có ý nghĩa khi những người tham gia có sự cạnh tranh lẫn nhau để được tuyển chọn vào cùng một vị trí, cạnh tranh cũng chính là động lực khích lệ mọi người phấn đấu và hồn thiện bản thân. Các biện pháp bảo đảm cho cạnh tranh được thực hiện có hiệu quả đó là: Xây dựng tiêu chuẩn dự tuyển rõ ràng, thông báo tuyển dụng công khai, tổ chức thi tuyển - xét tuyển chặt chẽ, giám sát kỳtuyển dụng một cách khách quan, trung thực…

1.2.2.4. Nguyên tắc ưu tiên

Nội dung của nguyên tắc ưu tiên là dành những điều kiện ngoại lệ thuận lợi, dễ dàng hơn (ưu tiên cộng điểm, ưu tiên về độ tuổi…) đối với một số đối tượng nhất định phù hợp với pháp luật nhà nước. Nguyên tắc ưu tiên không vi phạm nguyên tắc khách quan, nguyên tắc vơ tư và ngun tắc cơng bằng. Bởi vì các quyền ưu tiên đã quy định trước và do cơ quan cấp trên của cơ quan tuyển chọn và thông thường do Nhà nước quy định. Nguyên tắc này cũng đòi hỏi các cơ quan tổ chức tuyển dụng không được tùy tiện đặt ra những điều kiện ngoại lệ trái với quy định của pháp luật.

Nguyên tắc ưu tiên xuất phát từ sự chênh lệch về điều kiện kinh tế, về trình độ dân trí giữa các vùng miền. Nếu khơng thực hiện ưu tiên trong tuyển dụng thì sẽ rất khó khăn trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ công chức ở những vùng sâu vùng xa, cho cộng đồng các dân tộc ít người. Nguyên tắc ưu tiên cũng xuất phát từ đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, để đền đáp công ơn và sự hy sinh mất mát của những người có cơng với đất nước. Ưu tiên trong tuyển dụng còn áp dụng đối với một số đối tượng có trình độ chun mơn nghiệp vụ cao mà nhà nước muốn khuyến khích gia nhập nền cơng vụ.

37

Việc quy định ưu tiên trong thi tuyển công chức là điều cần thiết thể hiện chính sách xã hội, tính nhân văn đối với những người có cơng. Tuy nhiên việc quy định những người có bằng chun mơn loại giỏi, xuất sắc, những người có văn bằng sau đại học phù hợp với chuyên môn của ngạch tuyển dụng cũng được hưởng chính sách ưu tiên, làm nảy sinh mâu thuẫn, mất đi ý nghĩa của việc thi tuyển. Điều đó có thể dẫn đến tình trạng tiêu cực phát sinh trong đào tạo. Do vậy, không nên quy định việc ưu tiên điểm cho đối tượng này. Để nâng cao chất lượng tuyển dụng cần tiến hành sơ tuyển, căn cứ vào việc phân loại bằng cấp.

1.2.2.5. Nguyên tắc công khai

Nguyên tắc công khai đảm bảo những gì liên quan đến quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩnđều được thơng báo để đương sự biết.

Tính cơng khai xuất phát từ các thiết chế dân chủ quy định trong Hiến pháp và Luật.Tính cơng khai được bảo đảm nghĩa là yêu cầu của nguyên tắc khách quan, công bằng và vơ tư có đủ yếu tố bảo đảm được thực hiện.

Ngun tắc cơng khai cịn có giá trị kiểm sốt các pháp nhân, các cá nhân đối với những cơ quan, những người có trách nhiệm làm cơng tác tuyển dụng. Căn cứ vào quy định, quy chế do nhà nước ban hành, các vấn đề công khai trong tuyển dụng đối với thí sinh có thể nêu một số nội dung sau:

- Công khai số lượng cần chọn theo từng vị trí - Cơng khai hình thức tuyển chọn

- Công khai thời gian tuyển chọn - Công khai tiêu chuẩn dự tuyển - Công khai chế độ ưu tiên - Công khai kết quả thi tuyển

- Công khai những thay đổi trong q trình thi tuyển nếu có.

Tất cả các nội dung quy định của pháp luật có liên quan đến nghĩa vụ, quyền lợi và các hoạt động công vụ của cán bộ, công chức phải được công khai và kiểm tra giám sát của nhân dân, trừ những việc liên quan đến bí mật

38

quốc gia. Vì vậy, trong quá trình tuyển dụng cần phải đảm bảo tính cơng khai, minh bạch và khắc phục tư tưởng “sống lâu lên lão làng”, ô dù, bè phái…

1.2.2.6. Nguyên tắc khuyến khích

Nguyên tắc khuyến khích là nguyên tắc bổ sung ngoài những nguyên tắc cơ bản. Ngun tắc khuyến khích có thể được chủ động xây dựng bởi cơ quan tuyển dụng mà không vi phạm những nguyên tắc cơ bản. Nguyên tắc này có thể tuyển dụng được người có những năng lực chun mơn đa dạng bổ trợ cho những tiêu chuẩn chủ yếu. Khi hai hay nhiều hơn số người có đủ điều kiện trúng tuyển thì phải tính tới ngun tắc ưu tiên. Nhưng nếu nguyên tắc ưu tiên vẫn còn lại hai người trở lên để lựa chọn thì có thể áp dụng ngun tắc khuyến khích để tìm ra người có năng lực, tiêu chuẩn rộng hơn. Những yếu tố về ngoại ngữ, nơi cơ trú, nhà ở, tuổi tác… thuộc về tiêu chuẩn để khuyến khích nhiều hơn là thuộc nội dung của nguyên tắc ưu tiên.

1.2.2.7. Nguyên tắc tuyển dụng xuất phát từ nhu cầu

Nguyên tắc này nhấn mạnh tới vấn đề tuyển dụng căn cứ vào nhu cầu thực tế, thiếu vị trí cơng việc nào thì tuyển dụng đúng vị trí chun mơn đó, trình độ đó. Có thể cao hơn yêu cầu nhưng tối kỵ lấy thấp hơn. Có như vậy việc tuyển dụng mới đáp ứng được nhu cầu thực sự chứ không chỉ là việc bổ sung số lượng cho đủ.

Nguyên tắc này được đưa ra để tránh lãng phí trong sử dụng nguồn nhân lực, trong sử dụng nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước để duy trì một bộ máy nhân sự cồng kềnh, chất lượng thấp, không đáp ứng được u cầu, địi hỏi của vị trí cơng tác.

Tuyển dụng không xuất phát từ nhu cầu sẽ tạo ra những hậu quá rất khó khắc phục sau này: Đủ biên chế mà vẫn thiếu người làm việc, việc đáng ra một người làm lại chia ra cho ba, bốn người. Không những thế tâm lý tị nạnh, nhịm ngó lẫn nhau trong cơng việc diễn ra khá phổ biến trong các cơ quan hành chính hiện nay.

39

Để xác định được đúng nhu cầu tuyển dụng, các đơn vị phải đưa ra được bản mơ tả vị trí việc làm cho từng cơng việc cụ thể, số lượng cơng chức hiện tại của từng vị trí là bao nhiêu, trình độ, cơng việc hiện tại đã đáp ứng được theo vị trí việc làm hay chưa… Đây là nội dung quan trọng nhất làm căn cứ cho hoạt động tuyển dụng công chức.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tuyển dụng công chức tại bộ nội vụ (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)