9. Kết cấu luận văn
2.2.3. Quy trình tuyển dụng cơng chức tại cơ quan Bộ Nội vụ
2.2.3.1. Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về tuyển dụng cơng chức
Quy trình thi tuyển cơng chức tại cơ quan Bộ Nội vụ được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành qua các thời kỳ.
67
Giai đoạn trước khi có Luật cán bộ, cơng chức năm 2008 ra đời, việc thi tuyển công chức được thực hiện theo Pháp lệnh cán bộ, công chức do Ủy ban thường vụ Quốc Hội ban hành ngày 26/02/1998. Theo đó, việc thi tuyển công chức từ năm 2003 tại Bộ Nội vụ được thực hiện theo Pháp lệnh này.
Khi Luật cán bộ, công chức năm 2008 ra đời, việc thi tuyển công chức tại cơ quan Bộ Nội vụ được tuân thủ theo các quy định của Luật.
Một số văn bản quy phạm phápluật hướng dẫn cụ thể là:
Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
2.2.3.2. Điều kiện và công tác tuyển dụng công chức tại cơ quan Bộ Nội vụ
a) Điều kiện về ứng viên và hồ sơ tuyển dụng được thực hiện như sau: - Về điều kiện đăng ký dự tuyển công chức tại cơ quan Bộ Nội vụ, được tiến hành theo đúng yêu cầu tại Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Theo đó, ứng viên đáp ứng đủ các yêu cầu sau có thể làm hồ sơ tuyển dụng vào cơng chức tại cơ quanBộ Nội vụ:
Cơng dân có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam; Đủ 18 tuổi trở lên; Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng; Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ; Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp; Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.
Theo điều kiện dự tuyển tại cơ quan Bộ Nội vụ, văn bằng, chứng chỉ phù hợp được quy định tại thông báo tuyển dụng là có bằng đại học trở lên, chuyên ngành Luật, hành chính hoặc tùy từng đợt dự tuyển mà Bộ Nội vụ có thêm các tiêu chí về văn bằng cho phù hợp với vị trí cơng tác tại Bộ Nội vụ.
68
Tùy từng thời điểm, Bộ Nội vụ có yêu cầu về mức độ văn bằng. Ví dụ, đợt tuyển dụng năm 2003, Bộ Nội vụ yêu cầu mức độ văn bằng của ứng viên dự tuyển là: tốt nghiệp đại học bằng Khá trở lên. Ngồi ra, Bộ Nội vụ có điều kiện về chứng chỉ tiếng Anh và tin học phù hợp.
- Về cách thức nộp hồ sơ, ứng viên dự tuyển có thể thực hiện theo đường công văn hoặc nộp trực tiếp tại Vụ Tổ chức cán bộ của Bộ Nội vụ, số lượng hồ sơ là 01 bộ, nếu không trúng tuyển, Bộ Nội vụkhông trả lại hồ sơ.
- Về lệ phí thi tuyển cơng chức: Theo quy định của Bộ Tài chính và mức nộp lệ phí thi tuyển được Bộ Nội vụ tuân thủ đúng, có thơng báo rộng rãi tại các phương tiện thông tin đại chúng để ứng viên dự thi được biết.
- Về hồ sơ tuyển dụng công chức gồm: Đơn đăng ký dự tuyển công chức theo mẫu; Bản sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;Bản sao giấy khai sinh;Bản chụp các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển; Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;Giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng cơng chức (nếu có) được cơ quan có thẩm quyền chứng thực.
b) Về trình tự thực hiện tuyển dụng cơng chức tại cơ quan Bộ Nội vụ được thực hiện như sau:
- Bộ Nội vụcó văn bản thơng báo tuyển dụng, phát hành qua hình thức cơng văn gửi đến các Bộ, ngành, địa phương và đăng tin trên Website của Bộ Nội vụ, các tờ báo tạp chí trên cả nước.
- Sau khi có thơng báo tuyển dụng, Bộ Nội vụ thành lập Hội đồng thi tuyển công chức, bao gồm các thành viên là đại diện cho các đơn vị có liên quan như: Tổ chức cán bộ; Thanh tra Bộ; Kế hoạch - Tài chính; Văn phòng Bộ …và Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực là người đứng đầu hội đồng tuyển dụng.
69
* Ban coi thi: Ban coi thi do Chủ tịch Hội đồng thi thành lập, gồm các thành viên: Trưởng ban, Phó trưởng ban và các giám thị. Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Ban coi thi: Giúp Hội đồng thi tổ chức kỳ thi theo đúng quy chế và nội quy của kỳ thi; Bố trí phịng thi; phân cơng nhiệm vụ cho Phó trưởng ban coi thi; phân cơng giám thị phịng thi và giám thị hành lang cho từng môn thi; Nhận và bảo quản đề thi theo đúng quy định; Tạm đình chỉ việc coi thi của giám thị, kịp thời báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi quyết định; đình chỉ thi đối với thí sinh nếu thấy có căn cứ vi phạm nội quy, quy chế của kỳ thi; Tổ chức thu bài thi của thí sinh và niêm phong bài thi để bàn giao cho Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng thi. Ngồi ra cịn có Giám thị phịng thi và giám thị hành lang, chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức thi tại phịng thi và giữ gìn trật tự và bảo đảm an tồn bên ngồi phịng thi; phát hiện, nhắc nhở, phê bình, cùng giám thị phịng thi lập biên bản thí sinh vi phạm nội quy, quy chế của kỳ thi ở khu vực hành lang.
* Ban phách: Ban phách do Chủ tịch Hội đồng thi thành lập gồm các thành viên: Trưởng ban và các ủy viên. Nhiệm vụ là: Giúp Hội đồng thi và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban phách để tổ chức thực hiện việc đánh số phách và rọc phách các bài thi theo đúng quy định của kỳ thi; Niêm phong phách và bài thi đã được rọc phách, bàn giao cho Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng thi theo đúng quy định.
* Ban đề thi: Ban đề thi do Chủ tịch Hội đồng thi thành lập gồm các thành viên: Trưởng ban và các ủy viên. Nhiệm vụ là: Giúp Hội đồng thi tổ chức thực hiện việc xây dựng bộđề thi hoặc ngân hàng câu hỏi theo đúng quy định;Giữ bí mật của bộ đề thi hoặc ngân hàng câu hỏi theo quy định.
* Ban chấm thi: Ban chấm thi do Chủ tịch Hội đồng thi thành lập gồm các thành viên: Trưởng ban và các ủy viên. Có nhiệm vụ là: Giúp Hội đồng thi tổ chức thực hiện việc chấm thi theo đúng quy định; Bảo đảm nguyên tắc mỗi bài thi viết, thi vấn đáp phải có ít nhất 02 thành viên chấm thi; Lập biên bản và báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi xem xét và giải quyết khi phát hiện bài thi của
70
thí sinh vi phạm nội quy, quy chế của kỳ thi; Tổng hợp kết quả chấm thi, bàn giao cho Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng thi. Giữ gìn bí mật kết quả điểm thi; Quyết định chấm lại bài thi trong trường hợp các thành viên chấm thi chấm chênh lệch nhau trên 10% so với điểm tối đa đối với cùng một bài thi.
- Bộ Nội vụ phân công nhiệm vụ cho Vụ Tổ chức cán bộ là đơn vị đầu mối nhận hồ sơ dự tuyển của ứng viên.
- Sau khi nhận hồ sơ dự tuyển của ứng viên, các hồ sơ lần lượt được nghiên cứu, sơ tuyển và loại bỏ những hồ sơ không đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu của vị trí dự tuyển, chuyên ngành học, bằng cấp và chứng chỉ. Các hồ sơ này được lọc, duyệt qua Hội đồng và lên danh sách các ứng viên đủ điều kiện dự thi.
- Sau khi hết hạn thời gian nhận hồ sơ của ứng viên và duyệt, sàng lọc hồ sơ, các thông tin về ứng viên đủ điều kiện dự thi, ngày giờ thi, các môn thi được niêm yết công khai tại trụ sở Bộ Nội vụ đồng thời đăng tải lên các phương tiện thông tin đại chúng như website của Bộ, các trang báo có số lượng phát hành trên cả nước và đồng thời có thơng báo đến địa chỉ do thí sinh dự thi đăng ký đảm bảo tính cơng khai, kịp thời và để đối tượng dự thi chuẩn bị tốt cho kỳ thi.
- Trước thời gian thi từ 1 đến 2 ngày, Hội đồng tuyển sinh triệu tập thí sinh dự thi, phổ biến quy chế thi, phổ biến cách thức làm bài thi và địa điểm thi. Các quy trình này được tiến hành chặt chẽ để đảm bảo thí sinh dự thi có được đầy đủ thơng tin liên quan đến kỳ thi. Hình thức thi là thi viết, thi trắc nghiệm đối với từng mơn thi cũng được cơng khai tới thí sinh và chỉnh sửa các thơng tin của thí sinh nếu có sai sót trước khi vào kỳ thi nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh tham dự kỳ thi.
Đối với trường hợp thi tuyển công chức, các môn thi được tiến hành ra đề theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật là: Môn kiến thức chung: thi viết thời gian 180 phút; Môn thi nghiệp vụ chuyên ngành thi trắc nghiệm thời gian 45 phút; Môn ngoại ngữ: thi viết thời gian 90 phút hoặc thi trực tuyến thời
71
gian 45 phút; Mơn tin học văn phịng: thi thực hành trên máy hoặc thi trắc nghiệm, thời gian 45 phút (Điều 7, Thông tư số 13/2010/TT-BNV).
- Bộ Nội vụ tiến hành chấm thi theo quy định đối với các bài thi viết. Đối với các bài thi trắc nghiệm được thực hiện trên máy tính, cơng tác vào điểm cho từng thí sinh được thực hiện, đảm bảo tính kịp thời để cơng bố điểm cho ứng viên dự thi.
- Sau khi có kết quả tuyển dụng, trong thời hạn 15 ngày, Bộ trưởng Bộ Nội vụcó thơng báo bằng văn bản về công nhận kết quả trúng tuyển tới người dự tuyển đã đăng ký địa chỉ. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo công nhận kết quả trúng tuyển, người trúng tuyển đến cơ quan Bộ Nội vụ để hoàn thiện hồ sơ dự tuyển gồm: Bản sao các văn bằng, chứng chỉ, kết quả học tập có chứng thực và Phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp nơi thường trú cấp. Sau khi đến cơ quan Bộ Nội vụ làm các thủ tục, Bộ trưởng Bộ Nội vụ tiến hành ra Quyết định tuyển dụng công chức cho ứng viên trúng tuyển và thực hiện nhận nhiệm vụ mới tại cơ quan Bộ Nội vụ.