9. Kết cấu luận văn
3.2.6. Đơn giản hóa hồ sơ tuyển dụng công chức
Để kỳ tuyển dụng công chức vào cơ quan Bộ Nội vụ được diễn ra có chất lượng, hồ sơ dành cho thí sinh dự tuyển cần hết sức gọn nhẹ, đảm bảo đơn giản tối đa để giảm chi phí đi lại cho thí sinh. Về phía Bộ Nội vụ cũng cần có các bước xem xét hồ sơ để loại bỏ những trường hợp không đủ tiêu chuẩn dự tuyển, tránh mất thời gian chấm bài thi đối với các đối tượng này.Việc sơ tuyển chủ yếu là xem xét hồ sơ, trích ngang, nghiên cứu sở trường hoạt động làm việc, khả năng giao tiếp, ứng xử của người dự tuyển. Về thi tuyển được thực hiện dưới hình thức thi viết và thi trắc nghiệm để đánh giá người dự tuyển về khả năng viết, khả năng trình bày một vấn đề nhất định; đánh giá các năng lực phải gắn với tiêu chuẩn của vị trí cơng tác hoặc của ngạch cơng chức đặt ra.
Trong tuyển dụng công chức đối với những người là thí sinh tự do, trong thành phần hồ sơ tuyển dụng cần có: Đơn đăng ký dự tuyển cơng chức theo mẫu; Bản sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển; Bản sao giấy khai sinh; Bản chụp các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển; Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển; Giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng cơng chức (nếu có) được cơ quan có thẩm quyền chứng thực (Điều 2, Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010, quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/03/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức).
Tuy nhiên, khi trúng tuyển, ứng viên lại cần bổ sung thêm các hồ sơ, giấy tờ như sau: “Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có quyết định phê duyệt kết quả tuyển dụng của cơ quan quản lý công chức, người đứng đầu cơ quan
112
có thẩm quyền tuyển dụng cơng chức phải gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo công nhận kết quả trúng tuyển của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức, người trúng tuyển phải đến cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng cơng chức để hoàn thiện hồ sơ dự tuyển. Hồ sơ dự tuyển phải được bổ sung để hoàn thiện trước khi ký quyết định tuyển dụng bao gồm: a) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển, được cơ quan có thẩm quyền chứng thực; b) Phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp nơi thường trú cấp”(Điều 9, Thông tư số13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010, quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ- CP ngày 15/03/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức).
Như vậy, trước khi thi tuyển và sau khi trúng tuyển, ứng viên phải 02 lần làm hồ sơ và nộp cho cơ quan tuyển dụng mới có quyết định tuyển dụng và công nhận trúng tuyển. Hồ sơ bổ sung, ứng viên cần bổ sung Phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp nơi thường trú cấp. Việc làm này gây nên tình trạng là ứng viên phải bổ sung hồ sơ 02 lần về các thông tin liên quan đến cá nhân. Tại sơ yếu lý lịch đã có các thơng tin liên quan như: Họ và tên; Ngày tháng năm sinh; q qn; cha mẹ; trình độ; q trình cơng tác....và tại Phiếu lý lịch tư pháp cũng có các thơng tin tương tự. Điều này dẫn đến bất cập khi thực hiện hồ sơ của ứng viên dự thi, mất thời gian, công sức, tốn kém tiền bạc và không cần thiết.
Thay vì việc ứng viên phải làm hồ sơ trong thi tuyển cơng chức, cần có đổi mới và thay thế thủ tục hành chính này bằng việc, ứng viên chỉ cần điền thông tin vào: “Phiếu kê khai hồ sơ, lý lịch” của ứng viên dự thi và cam kết việc điền thơng tin là hồn tồn chính xác. Sau khi trúng tuyển, ứng viên nào đạt được yêu cầu của đơn vị tổ chức kỳ thi tuyển mới làm hồ sơ và nộp cho
113
đơn vị tuyển dụng, chính thức nhận việc làm tại cơ quan tổ chức nơi ứng viên trúng tuyển. Trường hợp ứng viên khơng xuất trình được thành phần hồ sơ như đơn vị tuyển dụng yêu cầu hoặc có hành vi gian lận, dối trá, đơn vị tuyển dụng toàn quyền hủy kết quả thi của ứng viên trong kỳ thi đã được tổ chức. Việc đơn giản hóa 01 bước làm hồ sơ và thành phần hồ sơ này mang lại hiệu quả lớn trong việc giảm thiểu tối đa thời gian, chi phí cho ứng viên dự tuyển. Đồng thời giảm các thủ tục hành chính khơng cần thiết, mang lại lợi ích thiết thực cho thí sinh khi mong muốn là ứng viên của kỳ thi tuyển công chức vào làm việc tại cơ quan Bộ Nội vụ.
3.2.7. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát đối với công tác tuyển dụng công chứctại cơ quanBộ Nội vụ