Nội dung cơ bản của pháp luật về Giấy phép và điều kiện kinh doanh của Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về Giấy phép và điều kiện kinh doanh trong giai đoạn gia nhập thị trường ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 30 - 32)

c) Tác động của Giấy phép và điều kiện kinh doanh trong giai đoạn Doanh nghiệp gia nhập thị trường.

1.2.2. Nội dung cơ bản của pháp luật về Giấy phép và điều kiện kinh doanh của Việt Nam

doanh của Việt Nam

Với mục đích thực hiện vai trị quản lý nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện như đã đề cập trên đây, pháp luật về Giấy phép và điều kiện kinh doanh bao gồm hai nội dung cơ bản, thể hiện hai mơ hình giám sát, quản lý nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện: (i) mơ hình quản lý bằng “Giấy phép ” với các quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục cấp “Giấy phép” và (ii) mơ hình quản lý bằng các điều kiện kinh doanh

thông qua cơ chế kiểm tra việc thực hiện và tuân thủ đầy đủ các điều kiện kinh doanh của các chủ thể kinh doanh.

Như vậy, pháp luật về Giấy phép và điều kiện kinh doanh có thể tiếp cận với cách chia thành hai nội dung:

Thứ nhất, các quy định về Giấy phép kinh doanh:

Nhằm thực hiện mục tiêu quản lý, giám sát chặt chẽ hơn từ phía nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, xét riêng phần quy định về Giấy phép, cần thiết phải có các nội dung cơ bản sau:

- Mục đích của Giấy phép; - Tên Giấy phép;

- Đối tượng áp dụng của Giấy phép (ngành nghề hoặc hoạt động kinh doanh cần có Giấy phép);

- Đối tượng được cấp Giấy phép;

- Điều kiện, tiêu chuẩn để các các nhân, tổ chức có thể được cấp phép, danh mục tài liệu cần cung cấp và các loại giấy tờ khác kèm theo nếu có; - Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép;

- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép và kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu của Giấy phép;

- Thời hạn cho việc xem xét cấp Giấy phép; - Hiệu lực và thời hạn có hiệu lực của Giấy phép;

- Các quy định về gia hạn, cấp lại, sửa đổi, bổ sung các nội dung đã ghi nhận trên Giấy phép;

- Các hình thức, hậu quả pháp lý khi có các vi phạm về điều kiện quy định trong Giấy phép;

- Các trường hợp thu hồi Giấy phép;

- Cơ chế khiếu nại, khởi kiện khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền có vi phạm trong q trình thẩm tra, cấp phép và kiểm tra sau cấp phép./ Các nội dung cơ bản trên cần thiết được coi là chuẩn nội dung cơ bản tối thiểu phải có trong một quy định về Giấy phép kinh doanh. Việc sửa đổi, bổ sung đối với một quy định về Giấy phép cũng cần đảm bảo có đầy đủ các nội dung cơ bản trên đây.

Thứ hai, các quy định về điều kiện kinh doanh yêu cầu chủ thể kinh doanh tuân thủ mà không cần nhận được Giấy phép kinh doanh:

Bên cạnh công cụ Giấy phép, nhà nước có thể thực hiện vai trị quản lý của mình đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện bằng cam kết của các chủ thể kinh doanh về việc tuân thủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật. Với mơ hình quản lý, giám sát này, các quy định về điều kiện kinh doanh cần chỉ rõ các điều kiện mà chủ thể kinh doanh phải tuân thủ, cơ chế kiểm tra và hậu quả pháp lý của việc vi phạm. Các điều kiện kinh doanh

có thể là điều kiện về nhân sự; điều kiện về kỹ thuật; điều kiện về năng lực tài chính; điều kiện về nguồn sở hữu vốn và/ hoặc các điều kiện khác như điều kiện về an ninh trật tự, sự phù hợp quy hoạch tổng thể,…

Tuy nhiên, cũng cần khẳng định khơng có nội dung chuẩn cho tất cả các

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về Giấy phép và điều kiện kinh doanh trong giai đoạn gia nhập thị trường ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 30 - 32)