Nâng cao đào tạo, tuyển dụng và đánh giá hệ thống công chức

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về Giấy phép và điều kiện kinh doanh trong giai đoạn gia nhập thị trường ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 100 - 101)

Việc thẩm tra, xét duyệt hồ sơ cấp phép hoặc kiểm tra việc tuân thủ các điều kiện kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, năng lực của cán bộ cơng chức có thẩm quyền. Do vậy, việc nâng cao công tác đào tạo, tuyển dụng và đánh giá cơng chức nói chung và cơng chức trong các cơ quan cấp phép kinh doanh nói riêng là hết sức cần thiết.

Dưới phương diện quản lý nhà nước, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đã được sử dụng như là cầu nối để thực hiện quá trình truyền thụ khối lượng kiến thức, kỹ năng một cách có kế hoạch từ các cơ quan, tổ chức tới cán bộ, công chức. Việc đào tạo cần căn cứ vào nhu cầu, vị trí, cơ cấu của cơ quan, tổ chức, có mục tiêu và chất lượng đào tạo thực tế. Việc tổ chức thi tuyển công chức cũng cần nghiêm túc và được giám sát chặt chẽ. Tiếp đến, công tác đánh cơng chức cũng cần được hồn thiện hơn nữa. Theo quy định của Pháp lệnh cán bộ công chức năm 1998, việc đánh giá công chức được tiến hành hàng năm với các tiêu chí và nội dung thống nhất. Tuy nhiên trên thực tế, công tác đánh giá cơng chức cịn mang tính thủ tục, kém hiệu quả, việc đánh giá cơng chức chưa gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan. Bên cạnh đó, hiện cũng chưa có quy định cụ thể xử lý kết quả đánh giá, người làm tốt chưa được khen thưởng thăng tiến, người làm chưa tốt cũng chưa có quy chế xem xét sắp xếp lại. Tất cả những hạn chế này cần sớm được khắc phục trong đó việc đánh giá

công chức cần thiết phải là sự đánh giá về số lượng và chất lượng hồn thành cơng vụ. Trong công tác đánh giá công chức, cần bổ sung tiêu chí đánh giá tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân và đạo đức trong thực hiện công vụ.

Nhật Bản là một đất nước thành công trong cải cách chất lượng cán bộ, công chức. Kết quả của các cơng cuộc cải cách hành chính ở Nhật là việc thay đổi thể chế hành chính theo hướng làm trong sạch và lành mạnh hóa nền hành chính quốc gia để Chính phủ gần dân hơn. Cùng với việc ban hành Luật Công chức và Luật Đạo đức cơng chức, Chính phủ Nhật Bản luôn chú trọng đến công tác tuyển dụng công chức và bảo đảm cho công chức ln là hình mẫu của cơng dân Nhật Bản. Chính phủ Singapore cũng đã áp dụng bộ quy chuẩn ISO 9000 trong hoạt động của bộ máy hành chính, coi đó vừa là cơng cụ cải tiến lề lối làm việc, vừa là công cụ đánh giá năng lực và phân loại công chức, theo hướng lấy hiệu quả công việc làm thước đo. Đi đôi với nhiệm vụ đó, Chính phủ Singapore tiến hành cải cách triệt để các thủ tục hành chính, chuyển từ bắt buộc, can thiệp sang khuyến khích, hỗ trợ, có tính chất dịch vụ cao.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về Giấy phép và điều kiện kinh doanh trong giai đoạn gia nhập thị trường ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)