Nguyên tắc hợp lý

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về Giấy phép và điều kiện kinh doanh trong giai đoạn gia nhập thị trường ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 33 - 34)

Pháp luật về Giấy phép và điều kiện kinh doanh cần đảm bảo sự hợp lý trong nội dung các quy định, điều kiện (tiêu chí) trình tự cấp hoặc xét duyệt đủ điều kiện kinh doanh.

Các quy định về Giấy phép và điều kiện kinh doanh cần được xây dựng dựa trên việc lượng hoá các tác động của nó đối với xã hội, Doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác, theo đó những lợi ích cơng cộng có thể bị ảnh hưởng nếu hoạt động kinh doanh có điều kiện khơng được kiểm sốt đầy đủ; cạnh tranh khơng lành mạnh, sự bất bình đẳng về cơ hội kinh doanh của các chủ thể kinh doanh có thể diễn ra. Bên cạnh đó cũng cần khẳng định rằng nếu các quy định về Giấy phép và điều kiện kinh doanh đưa ra những tiêu chí q cao dẫn đến vựơt ra ngồi mục đích bảo vệ lợi ích chung của xã hội sẽ dẫn đến hạn chế quyền tự do kinh doanh của tổ chức cá nhân, gây tốn kém và lãng phí thời gian của các chủ thể kinh doanh.

Việc một hệ thống pháp luật về Giấy phép và điều kiện kinh doanh hợp lý sẽ góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của các chủ thể kinh doanh nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Một hệ thống pháp luật về Giấy phép và điều kiện kinh doanh hợp lý sẽ không là rào cản đối với quyền tự do kinh doanh đồng thời cũng tránh được khả năng bị lạm dụng trở thành công cụ bảo vệ cho các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Nguyên tắc này cũng đặt ra yêu cầu: các điều kiện được quy định quá cao so với mức cần thiết hoặc vượt ra ngồi mục đích bảo vệ lợi ích chung

của xã hội để phải được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế kịp thời nhằm đảm bảo tính hợp lý của một Giấy phép hay một quy định về điều kiện kinh doanh.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về Giấy phép và điều kiện kinh doanh trong giai đoạn gia nhập thị trường ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 33 - 34)