Phương hướng hoàn thiện các quy định về Giấy phép và điều kiện kinh doanh trong giai đoạn gia nhập thị trường ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về Giấy phép và điều kiện kinh doanh trong giai đoạn gia nhập thị trường ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 87 - 91)

k) Về cơ chế giám sát việc ban hành Giấy phép và điều kiện kinh doanh; cơ chế quản lý sau Giấy phép hoặc sau khi cấp Giấy chứng

3.2.2.Phương hướng hoàn thiện các quy định về Giấy phép và điều kiện kinh doanh trong giai đoạn gia nhập thị trường ở Việt Nam.

doanh trong giai đoạn gia nhập thị trường ở Việt Nam.

Hoàn thiện pháp luật về Doanh nghiệp là một trong những vấn đề lớn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX ngày ngày 10 tháng 4 năm 2006 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010 nêu rõ quan điểm của Đảng ta là: “Thực hiện nhất quán các chính sách tạo mơi trường thuận lợi

cho hoạt động đầu tư, kinh doanh và phát triển mạnh mẽ các loại hình doanh nghiệp”. (Phần III – Các chính sách và giải pháp). Tạo môi trường thuận lợi

để doanh nghiệp phát triển cũng là một trong những nội dung quan trọng của Chương trình hành động của Chính phủ nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X và Nghị quyết của Quốc hội khóa IX. Cụ thể, Chính phủ tiếp tục: “Xây dựng mơi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi; thực hiện và áp

dụng thống nhất các quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư, kinh doanh theo hướng bình đẳng; thực hiện các chính sách khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhất là các chính sách về xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và chuyển giao công nghệ”(Phần I,

mục I, điểm 3.) [2]

Pháp luật về Giấy phép và điều kiện kinh doanh là một bộ phận của pháp luật thương mại nói chung, pháp luật về Doanh nghiệp nói riêng. Do vậy về mặt tổng quan, phương hướng hoàn thiện cần thiết phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của pháp luật thương mại. Bên cạnh đó, xuất phát từ vai trị, tác động của Giấy phép và điều kiện kinh doanh, pháp luật về Giấy phép và điều kiện kinh doanh cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

a. Nguyên tắc hợp pháp;

b. Nguyên tắc hợp lý;

c. Nguyên tắc đầy đủ, cụ thể, nhất quán;

d. Nguyên tắc công khai, minh bạch;

e. Ngun tắc cơng bằng, bình đẳng;

f. Ngun tắc tham vấn./

Phương hướng cụ thể cho việc hoàn thiện pháp luật về Giấy phép và điều kiện kinh doanh trong thời gian tới cần thiết phải đảm bảo các điều kiện sau:

Một là, đảm bảo chất lượng và hiệu quả của các quy định pháp luật về Giấy phép và điều kiện kinh doanh trên cơ sở áp dụng phương pháp đánh giá dự báo tác động pháp luật (RIA) và phương pháp phân tích Chi phí –

Lợi ích (CBA) cho một số loại Giấy phép và điều kiện kinh doanh phổ biến tại Việt Nam. Trong đó:

- Đánh giá dự báo tác động pháp luật (Regulatory Impact Assessment - RIA) được hiểu là q trình phân tích các tác động có thể có của một

sự thay đổi về chính sách và đưa ra một loạt các lựa chọn để thực hiện điều đó. Cơng cụ này có thể được sử dụng nhằm đánh giá tất cả các tác động tiềm năng về xã hội, mơi trường, tài chính, kinh tế của các văn bản quy phạm pháp luật đối với các nhóm đối tượng: người dân, doanh nghiệp,... Mục tiêu chính của đánh giá dự báo tác động pháp luật là nhằm góp phần đảm bảo chất lượng của các văn bản pháp luật. Đánh giá dự báo tác động pháp lụât về Giấy phép và điều kiện kinh doanh giúp xác định mục tiêu của việc đặt ra các quy định đó một cách rõ ràng, chứng minh sự cần thiết phải bản hành văn bản quy phạm pháp luật về Giấy phép và điều kiện kinh doanh.

- Phương pháp phân tích Chi phí – Lợi ích (Cost-Benefit Analysis – CBA) trong trường hợp này được hiểu là việc phân tích lợi và phí tổn

cho một số loại Giấy phép và điều kiện kinh doanh tại Việt Nam. Điều này có thể tiến hành đối với từng loại hoặc nhóm các Giấy phép và điều kiện kinh doanh được áp dụng phổ biến trong thực tế ở Việt Nam nhằm đảm bảo thu được các thơng số có sức thuyết phục mạnh mẽ cho việc ban hành một quy định mới về Giấy phép và điều kiện kinh doanh, chỉ ra được sự cần thiết hay bất hợp lý của các quy định về Giấy phép và điều kiện kinh doanh.

Hai là, đảm bảo sự đồng thuận xã hội cho các hoạt động ban hành

các quy định mới về Giấy phép và điều kiện kinh doanh; cho việc rà soát các Giấy phép và điều kiện kinh doanh hiện đang có hiệu lực và sự đồng

thuận xã hội trong hoạt động giám sát thực thi các quy định hiện hành về Giấy phép và điều kiện kinh doanh, cụ thể:

- Sự đồng thuận trong hoạt động ban hành các quy định mới về Giấy phép và điều kiện kinh doanh có thể được thực hiện thơng qua q trình tham vấn các chủ thể như Phịng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam, các Hiệp hội Doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế và các cơ quan Nhà nước có liên quan trước khi ban hành một quy định mới về Giấy phép và điều kiện kinh doanh;

- Sự đồng thuận xã hội trong các hoạt động rà sốt Giấy phép và điều kiện kinh doanh có thể được thực hiện thơng qua hoạt động phản biện

xã hội trong đó nghĩa vụ chứng minh một quy định về Giấy phép và điều kiện kinh doanh có cần thiết hay khơng thuộc về cơ quan có thẩm quyền ban hành Giấy phép và điều kiện kinh doanh; ngược lại các hiệp hội, doanh nghiệp, báo chí,… có quyền phản biện về các luận điểm của cơ quan ban hành Giấy phép và điều kiện kinh doanh;

- Sự đồng thuận trong việc giám sát các quy định về Giấy phép và điều kiện kinh doanh được thực hiện qua vai trò giám sát tư pháp của

hệ thống tịa án độc lập; thơng qua sự giám sát của các hiệp hội doanh nghiệp, của cộng đồng Doanh nghiệp và báo chí.

Ba là, việc hoàn thiện các quy định về Giấy phép và điều kiện kinh doanh phải đảm bảo đặt trong mối quan hệ với việc hoàn thiện pháp luật về Doanh nghiệp, về thương mại nói riêng và toàn bộ hệ thống pháp luật nói chung.

Điều này được hiểu là q trình hồn thiện các quy định của pháp luật về Giấy phép và điều kiện kinh doanh phải phù hợp với nội dung và nguyên

tắc cơ bản của pháp luật về Doanh nghiệp, pháp luật về thương mại đồng thời đảm bảo phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về Giấy phép và điều kiện kinh doanh trong giai đoạn gia nhập thị trường ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 87 - 91)