Về tính cụ thể và hợp lý của Giấy phép và điều kiện kinh doanh.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về Giấy phép và điều kiện kinh doanh trong giai đoạn gia nhập thị trường ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 58 - 64)

Kết quả rà soát cho thấy sự “thiếu rõ ràng”, “thiếu cụ thể” và ở mức độ nhất định là “chưa hợp lý” là khiếm khuyết lớn nhất của các quy định hiện hành về Giấy phép và điều kiện kinh doanh.

Thứ nhất, không rõ và không cụ thể về chủ thể phải xin phép và đối tượng được quản lý bằng Giấy phép và điều kiện kinh doanh.

Thực tế này dẫn đến tình trạng tồn tại một nhóm giấy phép dưới một tên chung. Cụ thể, khoản 1 Điều 15 Pháp lệnh quảng cáo số 39/2001/PL- UBTVQH10 ngày 16 tháng 11 năm 2001 quy định: “Việc quảng cáo trên

mạng thơng tin máy tính; trên bảng, biển, pano, băng rơn, màn hình đặt nơi công cộng, vật phát quang, vật thể trên không, dưới nước, phương tiện giao thông, vật thể di động khác phải có Giấy phép thực hiện quảng cáo do cơ quan quản lý có thẩm quyền về văn hóa thơng tin cấp”

Cách quy định “việc quảng cáo” như trên còn thiếu cụ thể bởi trên thực tế, hoạt động quảng cáo có sự tham gia của nhiều chủ thể với các đối tượng quản lý khác nhau. Xét về chủ thể tham gia hoạt động quảng cáo có thể có: người cung cấp dịch vụ; người có nhu cầu quảng cáo; người sở hữu phương tiện quảng cáo tương ứng với các đối tượng tham gia sau: dịch vụ quảng cáo; sản phẩm, dịch vụ được quảng cáo; phương tiện sử dụng để quảng cáo. Rõ ràng, quy định trên không phân định rõ chủ thể và đối tượng được quản lý. Trên thực tế Giấy phép hoạt động quảng cáo có một số loại: Giấy phép thực hiện quảng cáo cấp cho người cung cấp dịch vụ quảng cáo; Giấy phép thực hiện quảng cáo đối với sản phẩm, dịch vụ được quảng cáo cấp cho người có nhu cầu quảng cáo; Giấy phép quảng cáo cấp cho chủ sở hữu phương tiện quảng cáo. Như vậy, cùng tên gọi là Giấy phép thực hiện họat động quảng cáo nhưng ba loại Giấy phép nêu trên hoàn tồn khác nhau về hồ sơ, trình tự, thủ tục và điều kiện cấp phép. Bên cạnh đó, cũng có thể hiểu một hoạt động hay

hành vi quảng cáo phải đồng thời có được ba Giấy phép trên để thực hiện được hoạt động quảng cáo.

Thứ hai, không rõ, khơng cụ thể và có phần khơng hợp lý trong quy định về điều kiện hay tiêu chí để cấp phép.

Cần khẳng định điều kiện hay tiêu chí để cấp phép là nội dung cơ bản và quan trọng nhất trong số các nội dung của quy định về Giấy phép và điều kiện kinh doanh xét trên phương diện tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện. Điều kiện cấp phép được hiểu là sự cụ thể hoá các biện pháp can thiệp của nhà nước đối với hoạt động kinh doanh và là căn cứ xác định mức cần thiết và đủ của sự quản lý nhà nước. Các điều kiện cấp phép trên thực tế liên quan và tác động trực tiếp đến toàn bộ quá trình cấp phép, hồ sơ trình tự và thủ tục thực hiện việc cấp phép.

Rà soát các quy định hiện hành về các điều kiện hay tiêu chí để cấp phép đã phát hiện một số kết quả sau:

- Có ba nhóm điều kiện thường thấy: (1) điều kiện để thực hiện hoạt động kinh doanh quản lý bằng Giấy phép; (2) điều kiện về chủ thể kinh

doanh; (3) điều kiện của dịch vụ, sản phẩm là đối tượng của hoạt động

kinh doanh.

- Trong các điều kiện thuộc nhóm (1), nhóm các điều kiện để thực hiện

hoạt động kinh doanh thường có điều kiện về địa điểm kinh doanh, về cơ sở vật chất, trang thiết bị, trình độ chun mơn của người lao động, về phương án hay kế hoạch kinh doanh, về giải trình sự phù hợp với các quy định của pháp luật. Các điều kiện này được thể hiện dưới các hình thức như: (i) phù hợp với quy hoạch; (ii) có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị; (iii) người quản lý chuyên môn và kinh nghiệm phù hợp; (iv) tính khả thi và tính phù hợp với quy định pháp luật,…

Có thể dễ dàng nhận thấy những điều kiện được cấp phép dưới các hình thức và điều kiện như trên chưa rõ ràng, chưa cụ thể và khó tiên liệu trước và quan trọng hơn cả chưa đáp ứng đuợc yêu cầu khoa học và thực tiễn đối với quy định về điều kiện cấp phép. Ví dụ điển hình cho trường hợp này là các quy định điều kiện đối với Giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm. Theo Điều 12 Nghị định số 19/2005/NĐ – CP ngày 28/02/2005 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm:

“Doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm khi có đầy đủ các điều kiện sau:

1. Có địa điểm và trụ sở ổn định, đặt ở nơi thuận tiện và đủ diện tích cho việc giao dịch và hoạt động của Doanh nghiệp. Nếu trụ sở thuê thì phải ổn định từ 36 tháng trở lên.

2. Có phịng sử dụng cho hoạt động tư vấn, phòng sử dụng cho hoạt động giới thiệu và cung ứng lao động, phòng sử dụng cho hoạt động về thông tin thị trường lao động và có trang bị máy vi tính, điện thoại, Fax, E-mail và các tài liệu liên quan đến thị trường lao động và các trang thiết bị khác để phục vụ khách hàng.

3. Có ít nhất 300 triệu đồng Việt Nam ký quỹ tại Ngân hàng để giải quyết các rủi ro và các khoản phải đền bù có thể xảy ra trong q trình hoạt động. 4. Có ít nhất 05 (năm) cán bộ có trình độ từ cao đẳng trở lên thuộc các

chuyên ngành kinh tế, pháp luật, ngoại ngữ, có lý lịch rõ ràng, phẩm chất đạo đức tốt, khơng có tiền án.”

Vấn đề đặt ra là tính cụ thể của các điều kiện nói trên. Việc xác định tính “ổn định”, “thuận tiện”, “đủ diện tích” của trụ sở Doanh nghiệp hoàn toàn khơng có tiêu chí cụ thể để chứng minh. Quy định “Nếu trụ sở thuê thì phải

ổn định từ 36 tháng trở lên” khó thực hiện. Trong thực tế việc ký hợp đồng

hợp đồng thuê nhà tuân theo pháp luật về hợp đồng, theo đó trong trường hợp một bên có vi phạm là điều kiện để bên kia đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn là hồn tồn có thể xảy ra và nếu quy định này hướng đến bảo vệ quyền lợi của người sử dụng dịch vụ thông qua địa điểm cố định thì rõ ràng đây không phải là giải pháp tối ưu (vấn đề này được giải quyết bằng thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng dịch vụ và bằng quy định về nghĩa vụ thông báo, đăng ký khi có thay đổi địa điểm kinh doanh hoặc thay đổi địa chỉ trụ sở chính của Doanh nghiệp). Con số “300 triệu đồng Việt Nam” ký quỹ tại Ngân hàng thực tế chỉ làm tăng chi phí gia nhập thị trường của Doanh nghiệp trong khi đó mục đích của việc thiết lập quỹ lại chung chung, không rõ ràng. Tiếp đến là điều kiện về cơ sở vật chất của Doanh nghiệp được quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định này. Điều kiện này dường như can thiệp quá sâu và bất hợp lý vào quyền tự chủ của Doanh nghiệp. Trong khi đó, một nội dung quan trọng liên quan đến quyền cơ bản của người sử dụng dịch vụ cũng như hạn chế được những sai phạm của các Doanh nghiệp, Trung tâm giới thiệu việc làm là quy định về mức thu phí dịch vụ và mức hồn lệ phí dịch vụ cho người sử dụng dịch vụ lại hoàn toàn khơng có quy định.

Về nội dung cụ thể của các quy định về điều kiện cấp phép cũng còn nhiều bất cập. Những điều kiện đặt ra có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau và mang nặng tính chủ quan của cơ quan cấp phép. Các quy định hiện hành về Giấy phép kinh doanh hoạt động vũ trường, bar, karaoke với yêu cầu về “phù hợp quy hoạch của địa phương” là một ví dụ điển hình cho nhận định này.

Thứ ba, không thống nhất giữa các quy định khác nhau về cùng một loại Giấy phép và điều kiện kinh doanh.

Các điều kiện đối với cùng một loại Giấy phép được quy định trong các văn bản pháp luật giống nhau nhưng lại khác nhau về số lượng và nội dung của các điều kiện. Có những điều kiện được quy định tại thơng tư, quyết định của các Bộ, cơ quan quản lý trực tiếp thường nhiều hơn, khắt khe và khó thực hiện hơn. Ví dụ, điểm d khoản 1 Điều 15 Pháp lệnh quảng cáo số 39/2001/PL-UBTVQH10 ngày 16 tháng 11 năm 2001 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về Quảng cáo quy định: “Việc quảng cáo trên mạng thơng tin máy

tính; trên bảng, biển, pa-nơ, băng-rơn, màn hình đặt nơi cơng cộng, vật phát quang, vật thể trên không, dưới nước, phương tiện giao thơng, vật thể di động khác phải có giấy phép thực hiện quảng cáo do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về Văn hố - Thơng tin cấp.” Nhưng điểm (đ) khoản 8 Mục II Thông tư số 43/2003/TT – BVHTT lại quy định: “Quảng cáo trên bảng, biển,

pa – nô, băng – rôn, vật phát quang, vật để trên không, dưới nước, vật thể di động khác và các hình thức tương tự được thể hiện bằng bất kỳ chất liệu gì như gỗ, tơn, nhựa, kính, vải hoặc các chất liệu khác khi treo, đặt, dán, đựng hoặc gắn trên phương tiện giao thông phải tuân thủ quy hoạch quảng cáo và phải có Giấy phép quảng cáo”. Như vậy rõ ràng Thông tư đã bổ sung thêm

đối tượng phải cấp phép khi quy định về các hình thức tương tự và thêm “quy hoạch quảng cáo” vào điều kiện hoạt động quảng cáo. Liên quan đến “Quy hoạch quảng cáo”, trong những ngày đầu năm 2008 tại Hà Nội, các Doanh nghiệp cũng đặt ra nhiều bức xúc trong việc cưỡng chế thực hiện việc tháo bỏ các tấm pa – nô quảng cáo ngồi tấm lớn ngồi trời do khơng phù hợp với quy hoạch do Ủy ban nhân dân Thành phố ký quyết định. Theo các Doanh nghiệp, bản quy hoạch này tồn tại rất nhiều bất cập như vị trí các điểm được phép quảng cáo, quy hoạch mới rất khác biệt so với quy hoạch cũ trước đây dẫn đến việc hầu hết các biển quảng cáo đúng luật theo quy hoạch năm 1996 nay đều nằm ngoài quy hoạch mới, buộc Doanh nghiệp phải tháo dỡ trong khi họ

phải trả một khoản tiền rất lớn để thuê đất, đền bù đất ruộng đất và đầu tư xây dựng, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Các đơn vị quảng cáo cũng không được bố trí vị trí khác để di dời. Điều quan trọng hơn cả là trước và trong khi làm quy hoạch, các doanh nghiệp đều khơng được tham gia đóng góp ý kiến cho dù Doanh nghiệp là đối tượng điều chỉnh chính của bản quy hoạch mới. Theo các Doanh nghiệp quảng cáo, đây chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng “vênh ngay từ trong văn bản” và tình trạng “quy hoạch một nơi, thực tế một nẻo” trong bản quy hoạch trong Đề án quy hoạch quảng cáo tấm lớn giai đoạn 2006-2010 được thành phố Hà Nội phê duyệt, có hiệu lực từ 10-4-2007 [36].

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về Giấy phép và điều kiện kinh doanh trong giai đoạn gia nhập thị trường ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)