Về tính cần thiết của Giấy phép và điều kiện kinh doanh đang được áp dụng.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về Giấy phép và điều kiện kinh doanh trong giai đoạn gia nhập thị trường ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 56 - 58)

áp dụng.

Kết quả cuộc rà soát các quy định hiện hành về Giấy phép do Tổ Công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư thực hiện và công bố vào tháng 4 năm 2007 cho thấy quy định về mục đích của các loại Giấy phép và điều kiện kinh doanh hiện đang được áp dụng trên thực tế là khơng rõ ràng. Có thể lấy ví dụ với quy định tại Điều 1 Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hố cơng cộng (Ban hành kèm theo Nghị định số 11/2006/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ), theo đó “Các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa cơng cộng phải nhằm xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; giáo dục nếp sống lành mạnh và phong cách ứng xử có văn hóa cho mọi người; kế thừa và phát huy truyền thống nhân ái, nghĩa tình, thuần phong mỹ tục; nâng cao hiểu biết và trình độ thẩm mỹ, làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân; ngăn chặn sự xâm nhập và bài trừ những sản phẩm văn hóa có nội dung độc hại; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”. Đây là điều kiện

chung chung mang tính kêu gọi hơn là một quy phạm pháp luật.

Thực tế cũng cho thấy do mục tiêu của Giấy phép và điều kiện kinh doanh không được xác định hoặc xác định khơng cụ thể nên rất khó để nhận

biết được lợi ích cơng cộng mà Giấy phép và điều kiện kinh doanh bảo vệ.

Một đại lý kinh doanh xăng dầu cần rất nhiều loại Giấy phép khác nhau ngoài “Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn trật tự” và “Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu”. Cụ thể, đại lý đó cần có các loại “Giấy phép” và các điều kiện kinh doanh sau:

- Giấy phép xây dựng đối với cửa hàng bán kẻ xăng dầu xây dựng trên đất

liền; Văn bản chấp thuận của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đối với kho xăng dầu trên đất liền; Văn bản chấp thuận của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Giao thông vận tải và Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường đối với Cảng xăng dầu;

- Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự do Cơ quan công an cấp;

- Giấy chứng nhận an tồn về Phịng chống cháy nổ do cơ quan Phòng cháy chữa cháy cấp tỉnh cấp; Có phương án chống cháy nổ, nội quy về an tồn phịng cháy chữa cháy được cơ quan Phịng cháy chữa cháy cấp tỉnh thơng qua; Giấy chứng nhận học tập và tham gia khoá huấn luyện về Phòng cháy chữa cháy do cơ quan Phòng cháy chữa cháy cấp cho nhân viên;

- Giấy chứng nhận đảm bảo an tồn vệ sinh mơi trường do Sở Khoa học

Công nghệ Môi trường cấp; Báo cáo đánh giá tác động môi trường do Sở Khoa học Công nghệ Môi trường kiểm tra, xác nhận đối với cửa hàng bán lẻ hạơc do Bộ Khoa học Công nghệ Môi trường thực hiện đối với kho dung tích lớn trên 3000 m3; Phương án phịng cháy chữa cháy, ứng cứu sự cố tràn dầu do Sở hoa học Công nghệ Môi trường phê duyệt, cấp chứng nhận (đối với Kho cảng xăng dầu).

Ngoài các “Giấy phép” với tính chất là loại giấy tờ phải đạt được nêu trên, chủ thể kinh doanh muốn trở thành đại lý kinh doanh xăng doanh xăng dầu còn phải đảm bảo tuân thủ những điều kiện sau:

- Phương tiện đo lường phải được cơ quan quản lý Nhà nước về Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng hoặc đơn vị được uỷ quyền kiểm định, niêm phong và cho phép sử dụng;

- Đối với phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dùng phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép sử dụng để vận chuyển xăng dầu;

- Định kỳ hàng năm phải phải tổ chức khám sức khoẻ đối với nhân viên làm việc tại cửa hàng;

- Cán bộ, nhân viên phải có kiến thức về xăng dầu hoặc có trình độ trung cấp kinh tế.

Như vậy, “Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu” trên thực tế là “Giấy chứng nhận có đủ các Giấy chứng nhận ” về điều kiện kinh doanh xăng dầu.

Bên cạnh đó, cũng tồn tại thực tế Giấy phép và điều kiện kinh doanh không nhằm hoặc hướng đến việc bảo vệ bất kỳ lợi ích cơng cộng nào. “Giấy

phép hoạt động in xuất bản phẩm” là một ví dụ cho thực trạng này. Theo quy định, để đạt được Giấy phép này, người quản lý trang thiết bị in phải đáp ứng các yêu cầu về trình độ chun mơn và có kinh nghiệm trong việc kiểm soát nội dung xuất bản phẩm. Rõ ràng việc in ấn không trực tiếp liên quan hoặc có thể có ảnh hưởng đến nội dung của xuất bản phẩm. Hơn nữa, bản thân các xuất bản phẩm muốn được in ấn đã chịu sự quản lý bằng Giấy phép xuất bản và đây mới là công cụ để kiểm soát nội dung của xuất bản phẩm.

Những tồn tại trong thực tế nêu trên dẫn đến việc triển khai thực hiện các quy định về Giấy phép có nguy cơ chuyển thành lợi ích cục bộ cho một nhóm người. Trong trường hợp này, Giấy phép và điều kiện kinh doanh sẽ trở thành rào cản thay vì hướng đến bảo vệ những lợi ích cơng cộng. Bên cạnh đó, thực tế trên cũng là nguyên nhân xảy ra hiện tượng chồng chéo và trùng lắp về cơng cụ quản lý. Cùng một mục đích hay cùng một hoạt động, có một số Giấy phép và điều kiện kinh doanh đồng thời cùng được các cơ quan quản lý khác nhau áp dụng.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về Giấy phép và điều kiện kinh doanh trong giai đoạn gia nhập thị trường ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 56 - 58)