Nguyên tắc cơng bằng, bình đẳng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về Giấy phép và điều kiện kinh doanh trong giai đoạn gia nhập thị trường ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 36 - 37)

Ngun tắc cơng bằng và bình đẳng của các quy định về Giấy phép và điều kiện kinh doanh xuất phát từ ngun tắc cơng bằng và bình đẳng trước pháp luật; cơng bằng và bình đẳng về cơ hội kinh doanh.

Mọi cá nhân, tổ chức có đủ hồ sơ hợp lệ, thực hiện đúng thủ tục và có đủ điều kiện theo quy định đều phải được cấp Giấy phép hoặc được kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Các chủ thể có địa vị pháp lý và điều

kiện như nhau cần được bảo vệ khỏi bất cứ sự phân biệt đối xử nào từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tất cả các hồ sơ xin cấp phép phải được xem xét khách quan theo đúng điều kiện trình tự luật định. Trường hợp từ chối cấp cần đưa ra lý do rõ ràng và hợp pháp bằng văn bản đồng thời phải hướng dẫn người xin phép về cách thức, cơ chế và thời hạn khiếu nại. Sau khiếu nại mà không nhận được câu trả lời hoặc các chủ thể kinh doanh khơng đồng ý với câu trả lời đó, chủ thể kinh doanh này có quyền khởi kiện tại tồ án hành chính.

Ngun tắc cơng bằng, bình đẳng cịn cần thiết trong quá trình áp dụng các quy định về Giấy phép và điều kiện kinh doanh. Nguyên tắc này được áp dụng sẽ khơng cịn dư địa cho mối quan hệ “thân hữu” giữa một số cán bộ trực tiếp cấp phép với một số Doanh nghiệp kinh doanh trong ngành nghề địi hỏi phải có Giấy phép hoặc tuân thủ điều kiện kinh doanh. Điều này đặc biệt quan trọng khi việc được cấp phép hoặc cho phép kinh doanh một ngành nghề cụ thể trong một số trường hợp có liên quan đến vấn đề độc quyền kinh doanh.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về Giấy phép và điều kiện kinh doanh trong giai đoạn gia nhập thị trường ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 36 - 37)