Về thời hạn và phạm vi hiệu lực của Giấy phép, gia hạn hiệu lực Giấy phép.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về Giấy phép và điều kiện kinh doanh trong giai đoạn gia nhập thị trường ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 70 - 71)

Giấy phép.

Việc xác định thời hạn có ý nghĩa quan trọng cho công tác giám sát, theo dõi của các cơ quan nhà nước có liên quan. Tuy nhiên khi các định thời hạn của từng loại Giấy phép, rất cần chỉ ra được căn cứ khoa học và thực tiễn hợp lý. Chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh tư nhân là một ví dụ cho trường hợp sự khác biệt về phạm vi hiệu lực của cùng một loại Giấy phép với các điều kiện kinh doanh để cấp phép như nhau. Chứng chỉ này nếu do Bộ trưởng Bộ y tế cấp thì có phạm vi tồn quốc cịn trường hợp do Sở Y tế cấp thì chỉ có giá trị trong địa phương đó. Một ví dụ khác là trường hợp các xe vận chuyển bê tông trộn sẵn đang hoạt động tại các điểm xây dựng tại Hà Nội đều phải xin giấy phép lưu thông trong thành phố (chỉ cho phép vào ban đêm từ 21h đến 5h sáng hôm sau). Giấy phép này được cấp cho từng công trường xây dựng và chỉ có hiệu lực trong vịng 1 tháng. Do vậy, ngay từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc cơng trình xây dựng, Doanh nghiệp phải chạy xin giấy phép tới hàng chục lần.

Phần lớn các quy định về Giấy phép hiện nay đều có quy định về gia hạn Giấy phép. Tuy vậy, theo kết quả cuộc rà soát các quy định về Giấy phép kinh doanh do Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tiến hành tháng 04/2007, đa số các quy định về Giấy phép có thời hạn hiệu lực khơng có nội dung quy định một cách rõ ràng, cụ thể về trình tự, thủ tục và điều kiện để gia hạn. Chủ thể được cấp Giấy phép khi hết hạn, nếu có dự định gia hạn phải làm thủ tục xin gia hạn với hồ sơ, trình tự và điều kiện gia hạn thường áp dụng như đối với trường hợp xin lần đầu. Cụ thể là quy định gia hạn Giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm cho Doanh nghiệp. Theo quy định tại mục 6 Thông tư số 20/2005/TT – BLĐTBXH ngày 22 tháng 06 năm 2005 về hướng dẫn thi hành một số Điều của Nghị định số 19/2005/ NĐ – CP ngày 28/02/2005 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động

của Tổ chức giới thiệu việc làm, hồ sơ xin gia hạn ngoài Đơn đề nghị gia hạn; Báo cáo kết quả hoạt động giới thiệu việc làm của Doanh nghiệp và kế hoạch tiếp theo, Doanh nghiệp xin gia hạn cịn phải đệ trình “các giấy tờ và văn bản

có liên quan chứng minh Doanh nghiệp có đủ các điều kiện gia hạn giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm”. Như vậy, khi làm thủ tục gia hạn, Doanh

nghiệp phải lặp lại bộ hồ sơ ban đầu và thêm vào đó là các giấy tờ mới khác. Thời hạn của Giấy phép và điều kiện kinh doanh thường ngắn. Chỉ một số rất ít giấy phép là khơng có thời hạn hoặc có thời hạn dài hơn 3 năm. Theo kết quả điều tra 744 Doanh nghiệp do Phịng Cơng nghiệp và Thương mại Việt Nam thực hiện năm 2001, thời gian có hiệu lực của Giấy phép ban hành thường là:

 Thời hạn ít hơn 3 tháng : 5,56% số Giấy phép;  Thời hạn từ 3 tháng đến 1 năm : 36,29% số Giấy phép;  Thời hạn từ 1 năm đến 3 năm : 30,65% số Giấy phép;  Thời hạn nhiều hơn 3 năm : 14,11% số Giấy phép.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về Giấy phép và điều kiện kinh doanh trong giai đoạn gia nhập thị trường ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 70 - 71)