Nguyên nhân do còn một số hạn chế về nhận thức trong quá trình lập pháp, lập quy và cải cách hành chính

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về Giấy phép và điều kiện kinh doanh trong giai đoạn gia nhập thị trường ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 81 - 84)

k) Về cơ chế giám sát việc ban hành Giấy phép và điều kiện kinh doanh; cơ chế quản lý sau Giấy phép hoặc sau khi cấp Giấy chứng

3.1.1.Nguyên nhân do còn một số hạn chế về nhận thức trong quá trình lập pháp, lập quy và cải cách hành chính

lập pháp, lập quy và cải cách hành chính

Mục tiêu sau cùng của các quy định về Giấy phép và điều kiện kinh doanh là bảo vệ lợi ích chung của xã hội. Tuy nhiên, hiện chúng ta chưa có quan niệm thống nhất về lợi ích chung của xã hội mà việc quản lý Nhà nước hướng tới bảo vệ bằng công cụ Giấy phép và các điều kiện kinh doanh khác. Cũng bởi khơng có quan niệm thống nhất về lợi ích chung của xã hội mà Giấy phép và điều kiện kinh doanh cần bảo vệ nên khi xây dựng, ban hành một quy định mới về Giấy phép và điều kiện kinh doanh, các nhà lập pháp và lập quy luôn phải lựa chọn giữa hai mục tiêu: đảm bảo quyền tự do kinh doanh của người dân và khả năng quản lý nhà nước.

Giấy phép và điều kiện kinh doanh luôn gắn liền với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, dù vậy, hiện chúng ta cũng chưa có một phương pháp luận và tiêu chí xác định nghành nghề kinh doanh có điều kiện. Sự thiếu hụt này làm cho nguy cơ bất cứ ngành nghề mới xuất hiện hoặc bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào đều có thể quy định thêm về Giấy phép và điều kiện kinh doanh.

Bên cạnh đó, riêng các quy định về Giấy phép, một quan niệm khoa học và pháp lý thống nhất về “Giấy phép kinh doanh” vẫn chưa được khẳng định đồng thời chưa có chuẩn mực thống nhất chung về nội dung và hình thức của

quy định về Giấy phép. Với các quy định về điều kiện kinh doanh, hiện cũng chưa có hệ thống chuẩn các điều kiện kinh doanh cơ bản cho một hoặc một hoặc một số nhóm ngành có liên quan. Trên thực tế, trong các nỗ lực cải cách Giấy phép, việc rà soát, tổng kết, đánh giá tác động mới chỉ được thực hiện đối với nhóm Giấy phép mà chưa có nhiều động thái đối với nhóm các điều kiện kinh doanh không cần Giấy phép. Thực tế này cũng là một trong những nguyên nhân giải thích tính thiếu hiệu quả rõ rệt của các cuộc rà soát Giấy phép và điều kiện kinh doanh được tiến hành trước đây khi không kiểm soát và đánh giá được hết tác động của các loại Giấy phép và điều kiện kinh doanh hiện đang có hiệu lực.

Việc cấp phép ở nước ta hiện được coi như là điều kiện để được gia nhập thị trường (ex ante), tức là theo tư duy Nhà nước kiểm soát và ngăn chặn từ đầu. Kết quả của cách tư duy đó là hiệu quả của việc cấp phép thấp, chi phí hành chính cao, gây trở ngại đối với q trình gia nhập thị trường của các chủ thể kinh doanh nói chung, của các Doanh nghiệp nói riêng.

Một thực tế khác là các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền vẫn xem nhẹ vai trị, vị trí và tác động, nhất là những tác động bất lợi có thể có của Giấy phép và điều kiện kinh doanh trong quản lý Nhà nước, trong nỗ lực phát triển và cải thiện môi trường kinh doanh. Không thể phủ nhận, trong công tác quản lý, việc đặt ra giấy phép và điều kiện kinh doanh cho các ngành nghề cần hạn chế kinh doanh là cần thiết. Vấn đề đặt ra là cần ngăn chặn những loại giấy phép và điều kiện kinh doanh khơng có căn cứ pháp lý, khơng rõ mục đích, khơng cần thiết và thực tế đã trở thành rào cản, hạn chế sức phát triển của doanh nghiệp. Một tư duy quản lý khác hiện vẫn tồn tại ở Việt nam là “Nhà nước quản lý được đến đâu thì mở đến đó”; các quy định của pháp luật được xây dựng trên giả định một là Doanh nghiệp hoặc người dân không đủ năng

lực, hai là lợi ích của cộng đồng sẽ bị đặt thấp xuống và lợi ích của tư nhân lớn hơn và Nhà nước ln phải bảo vệ lợi ích của cộng đồng.

Một thời gian dài trước đây, các cơ quan Nhà nước cũng chưa coi Giấy phép là một trong những khâu trọng tâm của cải cách thể chế và cải cách hành chính nhằm cải thiện môi trường kinh doanh. Điều này được giải thích bởi thực tế đã và đang có những vấn đề tiêu cực trong hoạt động đăng ký kinh doanh (thiếu trung thực trong việc cung cấp thông tin, hoạt động kinh doanh gian dối,…) gây bất bình cho xã hội. Trước sức ép này, các Bộ ngành đang có khuynh hướng ban hành những Giấy phép và bổ sung thêm điều kiện kinh doanh. Cụ thể cho nhận định này là thực tế cơ quan thuế gặp nhiều khó khăn trong việc thu thuế thu nhập cá nhân với ca sỹ và được cơ quan thuế cho rằng nguyên nhân của hiện tượng này là do bãi bỏ Giấy phép hành nghề ca sỹ. Bên cạnh đó, việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) cùng với yêu cầu của cộng đồng quốc tế về việc thực hiện các cam kết mở cửa thị trường, các cơ quan quản lý chuyên ngành còn nhiều quan ngại về sự xuất hiện của nhà đầu tư nước ngồi trước u cầu bình ổn thị trường trong nước, yêu cầu bảo vệ lợi ích chung của xã hội Việt Nam.

Một nhận thức đúng và đầy đủ về nguyên tắc: quyền của cơ quan Nhà nước và công chức là quyền hữu hạn, chỉ được là những gì luật pháp cho phép và người dân thì ngược lại, có quyền làm tất cả những gì mà pháp luật khơng cấm cũng như cách áp dụng nguyên tắc này vào cuộc sống chưa phổ biến tại Việt Nam. Những khái niệm, thuật ngữ như: sức mạnh hiệp hội, điều trần, tham vấn, đánh giá tác động pháp luật, bồi thường Nhà nước dường như cịn mới mẻ khơng chỉ đối với các cơ quan Nhà nước ở nước ta mà còn đối với chính bản thân Doanh nghiệp.

Có thể nói, hạn chế về nhận thức trên một phần do đặc trưng trong “văn hóa quản lý” ở Việt Nam. Nhà nước có xu hướng can thiệp vào tất cả các hoạt

động kinh tế và tư duy quản lý coi Doanh nghiệp là “đối tác phục vụ” còn xa lạ đối với hầu hết các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước. Bản thân Doanh nghiệp cũng chưa ý thức được đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình. Một số Doanh nghiệp có tâm lý chờ đợi sự đảm bảo của Nhà nước bằng văn bản đối với những quyền là đương nhiên của mình như quyền khiếu nại, tố cáo những vi phạm pháp luật của cơ quan nhà nước, cán bộ cơng chức có thẩm quyền. Bên cạnh đó, “văn hóa" của người Việt Nam về việc tuân thủ pháp luật cũng có những nét đặc thù tiêu cực, người Việt Nam trọng quan hệ hơn trọng pháp luật, một số Doanh nghiệp lựa chọn phương án “chạy” để xin quyền cho riêng mình hơn đấu tranh để cho tất cả cùng được hưởng những quyền chính đáng mà pháp luật đã quy định. Từ nhận thức này,vai trò của Doanh nghiệp trong việc tham gia xây dựng thể chế, giám sát thể chế, thực thi pháp luật ở nước ta trên thực tế còn chưa được thể hiện rõ rệt.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về Giấy phép và điều kiện kinh doanh trong giai đoạn gia nhập thị trường ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 81 - 84)