Nâng cao vai trò giám sát tư pháp của hệ thống tòa án độc lập

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về Giấy phép và điều kiện kinh doanh trong giai đoạn gia nhập thị trường ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 101 - 102)

Để đảm bảo yêu cầu này, cần thiết lập quyền giám sát tư pháp đối với nhánh lập pháp và hành pháp. Cơ quan thực hiện quyền giám sát có thể thuộc về hệ thống tòa án, bao gồm cả tòa án tối cao hoặc một cơ quan chuyên biệt, tách khỏi hệ thống tòa án (được gọi là Tòa án Hiến pháp hay Hội đồng Bảo hiến).

Cũng cần trao cho Tịa án quyền giải thích pháp luật, phán xét tính hợp pháp, hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ban hành. Chức năng này hiện nay được giao cho các cơ quan như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Chính phủ và các cơ quan khác. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hoạt động giám sát tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản quy phạm pháp luật đạt hiệu quả chưa cao, biểu hiện là tình trạng các quy định của

văn bản dưới luật mâu thuẫn với các quy định của văn bản luật diễn ra khá phổ biến.

Kinh nghiệm của các nước trong việc giải quyết vấn đề này là chuyển việc giám sát và tuyên bố tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật cho tồ án. Có thể nói, nước Đức là một trong những nước sớm thiết lập mơ hình tồ án hiến pháp. Theo mơ hình này, tồ án Hiến pháp là một cơ quan độc lập, tồn tại bên cạnh các cơ quan tối cao của Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và Tồ án tối cao liên bang. Trong quá trình thực hiện chức năng của mình, Tồ án hiến pháp kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản pháp luật của Quốc hội, có thể tun bố tính vi hiến và chấm dứt hiệu lực thi hành các Luật của Quốc hội. Tuyên bố này sẽ được thực thi vì theo pháp luật, mọi quyết định hay tuyên bố của toà án hiến pháp liên bang có giá trị như một Đạo luật [26, tr.72].

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về Giấy phép và điều kiện kinh doanh trong giai đoạn gia nhập thị trường ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 101 - 102)