Một số hạn chế của các quy định về Giấy phép và điều kiện kinh doanh a) Về tên gọi của Giấy phép và điều kiện kinh doanh.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về Giấy phép và điều kiện kinh doanh trong giai đoạn gia nhập thị trường ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 51 - 52)

2003 liên quan đến Giấy phép và điều kiện kinh doanh.

2.2.2. Một số hạn chế của các quy định về Giấy phép và điều kiện kinh doanh a) Về tên gọi của Giấy phép và điều kiện kinh doanh.

a) Về tên gọi của Giấy phép và điều kiện kinh doanh.

Kết quả cuộc rà soát các quy định hiện hành về Giấy phép được thực hiện gần đây nhất do Tổ Công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư thực hiện và công bố vào tháng 4 năm 2007 cho thấy Giấy phép tồn tại dưới rất nhiều tên gọi khác nhau, cụ thể:

 Có 150 loại giấy được gọi là “Giấy phép”;  Có 53 loại giấy được gọi là “Giấy chứng nhận”;  Có 11 loại giấy được gọi là “Giấy đăng ký”;

 Có 15 loại giấy được gọi là “Chứng chỉ hành nghề”;  Có 7 loại giấy được gọi là “Thẻ”;

 Có 3 loại giấy được gọi là “Phê duyệt”;

 Có 8 loại giấy được gọi là “Văn bản xác nhận”;  Có 17 loại giấy được gọi là “Quyết định”;

 Có 4 loại giấy được gọi là “Giấy xác nhận”, “bản cam kết”;  Có 10 loại giấy được gọi là “Văn bản chấp thuận”;

 Có 2 loại giấy được gọi là “Bằng”.

Về các điều kiện kinh doanh, dù khơng thể có tên gọi chung thống nhất cho một nhóm điều kiện kinh doanh nhưng nội dung phần lớn các điều kiện kinh doanh là khơng rõ ràng. Cùng một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nếu ngành nghề đó thực hiện tại địa phương này có thể được chấp thuận nhưng tại địa phương khác lại không hoặc phải tuân thủ nhiều hơn các điều kiện kinh doanh. Những lý do để một chủ thể kinh doanh bị từ chối việc thực hiện một ngành nghề kinh doanh có điều kiện cịn dựa trên những căn cứ mơ hồ, khơng nhất quán như ngành nghề kinh doanh không phù hợp với quy hoạch kinh tế - xã hội của địa phương; hoạt động kinh doanh với năng lực hiện tại của cơ quan quản lý là khó kiểm sốt hoặc theo ý chí chủ quan của cơ

quan quản lý, ngành nghề kinh doanh đó là “nhạy cảm”. Về vấn đề cấp phép hoạt động kinh doanh vũ trường, tại Khoản 4 Điều 32 Nghị định Số 11/2006/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ nêu rõ một trong các điều kiện cấp phép kinh doanh vũ trường là phải “phù hợp với quy hoạch

về vũ trường của từng địa phương”. Việc áp dụng thực hiện điều kiện này

khác nhau ở mỗi địa phương. Tại thành phố Hồ Chí Minh, theo chỉ thị số 35/2006/CT-Ủy ban nhân dân ngày 06 tháng 11 năm 2006 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc xây dựng quy hoạch các ngành nghề kinh doanh vũ trường, karaoke, quán bar, dịch vụ xoa bóp, cơ sở lưu trú du lịch, cổ động chính trị và quảng cáo ngồi trời trên địa bàn thành phố giai đoạn 2006 – 2010 đã quy định rõ: “Tạm thời chưa cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh các ngành nghề karaoke, vũ trường, quán bar; chưa cấp mới Giấy phép kinh doanh hoạt động karaoke, vũ trường; kể cả đối với các cơ sở đã có trong quy hoạch được phê duyệt giai đoạn 2004 - 2005 nhưng đến nay chưa được cấp đăng ký kinh doanh hoặc chưa được cấp phép hoạt động”. Tại thành

phố Hà Nội, việc cấp Giấy phép kinh doanh hoạt động vũ trường, karaoke hiện đang bị từ chối với lý do Hà Nội chưa xây dựng xong Bản quy hoạch về các ngành nghề kinh doanh này. Có thể nói, những lý do mang tính chủ quan và đa dạng này khiến cho việc thống nhất nội dung của một điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh cụ thể gần như là không thể.

Việc không rõ ràng hay đa dạng về tên gọi của Giấy phép hay nội dung của điều kiện kinh doanh như đã phân tích ở trên cho thấy những khó khăn trong việc nhận dạng một số Giấy phép, nhận dạng điều kiện kinh doanh đồng thời là nguyên nhân tạo nên sự biến tướng trong quá trình áp dụng trên thực tế.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về Giấy phép và điều kiện kinh doanh trong giai đoạn gia nhập thị trường ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)