Giấy phép và điều kiện kinh doanh, cụ thể:
Việc soạn thảo, ban hành và thực hiện các quy định về giấy phép kinh doanh phải tuân thủ các nguyên tắc dưới đây:
1. Giấy phép kinh doanh chỉ có hiệu lực thi hành khi được quy định tại Luật, Pháp lệnh hoặc Nghị định.
Tất các các quy định, chỉ đạo, yêu cầu về Giấy phép và điều kiện kinh doanh khi không được quy định tại Luật, Pháp lệnh hoặc Nghị định đều khơng có hiệu lực.
2. Các điều kiện mà cá nhân hoặc tổ chức phải đáp ứng để được cấp giấy phép kinh doanh phải được quy định cụ thể, rõ ràng, có tính khả thi, dự đốn được, hợp lý và nhằm mục đích bảo vệ lợi ích chung của xã hội; 3. Danh mục các loại giấy phép kinh doanh và các thông tin cơ bản về
từng loại giấy phép kinh doanh, bao gồm tên giấy phép, cơ sở pháp lý, cơ quan có thẩm quyền cấp, hồ sơ, trình tự thủ tục, thời hạn cấp và điều kiện cấp giấy phép, từ chối cấp hoặc thu hồi, gia hạn giấy phép, thời hạn hiệu lực phải được quy định cụ thể và công bố công khai theo hình thức và cách thức do Chính phủ quy định;
4. Mọi cá nhân, tổ chức có đủ hồ sơ, thực hiện đúng trình tự, thủ tục và có đủ điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật đều có quyền nhận Giấy phép. Trong trường hợp từ chối cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải đưa ra được lý do rõ ràng và hợp pháp bằng văn bản.
5. Các bên có liên quan bao gồm Phịng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hiệp hội doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước và các bên có liên quan khác phải được tham vấn trong việc soạn thảo, rà soát đánh giá, bổ sung, sửa đổi và ban hành các quy định về giấy phép kinh doanh. 6. Các hiệp hội Doanh nghiệp có quyền kiến nghị Thủ tướng Chính phủ
tiến hành rà sốt, đánh giá lại tồn bộ hoặc một phần các Giấy phép và điều kiện kinh doanh; quyền kiến nghị Chính phủ bãi bỏ những Giấy phép, điều kiện kinh doanh khơng cịn phù hợp; quyền kiến nghị Chính phủ chỉnh sửa các điều khoản bất hợp lý hoặc ban hành các quy định về Giấy phép, điều kiện kinh doanh phù hợp hơn.
Các nguyên tắc cơ bản trên đây cần được tuân thủ trong việc ban hành tất cả các loại Giấy phép kinh doanh, từ đó đảm bảo tính hợp pháp, đầy đủ, cụ thể và minh bạch của pháp luật về Giấy phép kinh doanh nói riêng, pháp luật về thương mại nói chung.
Có thể nói Đan Mạch là một đất nước thành công trong việc thực hiện ngun tắc có tham vấn trong q trình xây dựng luật pháp. Cơng dân Đan Mạch có thể trở thành thành viên của một hoặc nhiều hiệp hội quan tâm đến các quyền lợi của những nhóm người cụ thể, tức là một nhóm có chung lợi ích hoặc vào tổ chức phi chính phủ (NGO). Các NGO có vai trị quan trọng trong nền dân chủ Đan Mạch vì họ đóng góp tích cực vào cơng việc xã hội và họ được yêu cầu đóng góp ý kiến cho những đề xuất của các chính trị gia. Trước khi một dự luật được thảo luận trong Quốc hội Đan Mạch, dự luật này thường được đệ trình lên ban cố vấn với nhiều tổ chức có quan điểm và mối quan tâm cụ thể để xin ý kiến. [38]