Trong việc rà soạn thảo, rà soát, sửa đổi và ban hành các quy định về bất cứ loại Giấy phép hoặc điều kiện kinh doanh nào, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần tham vấn các chủ thể có liên quan như các hiệp hội Doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế, các chủ thể kinh doanh, các cơ quan nhà nước khác có liên quan. Kết quả của q trình tham vấn sẽ góp phần đảm bảo tính hiệu quả và hợp lý của các quy định về Giấy phép và điều kiện kinh doanh.
Trong quá trình soạn thảo quy định về Giấy phép kinh doanh, việc tham vấn các bên có liên quan, trong đó có các hiệp hội Doanh nghiệp là quan trọng để tạo cơ hội cho những đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp của giấy phép và điều kiện kinh doanh đóng góp ý kiến phản hồi và loại bỏ những giấy
phép, điều kiện không cần thiết, không hợp lý. Muốn việc tham vấn có hiệu quả, rất cần các quy định của pháp luật về Hiệp hội. Cuối cùng, cần phải thiết lập một cơ chế đối thoại hiệu quả giữa nhà nước và các tổ chức xã hội dân sự.
Tóm lại: Giấy phép và điều kiện kinh doanh là công cụ quản lý không thể
thiếu của mỗi quốc gia. Cùng với vai trò khơng thể phủ nhận của nó đối với Nhà nước, với các chủ thể kinh doanh, với cộng đồng và với môi trường kinh doanh, Giấy phép và điều kiện kinh doanh có tác động to lớn đến nền kinh tế và Doanh nghiệp. Pháp luật về Giấy phép và điều kiện kinh doanh bao gồm hai nội dung chính: các quy định của pháp luật về Giấy phép kinh doanh và các quy định của pháp luật về các điều kiện kinh doanh khác. Xuất phát từ vai trò, tác động của bộ phận pháp luật này đối với Nhà nước, với xã hội và với Doanh nghiệp, pháp luật Giấy phép và điều kiện kinh doanh cần tuân thủ những nguyên tắc chung của pháp luật thương mại và những nguyên tắc riêng có của nó. Việc xây dựng các quy định cụ thể về Giấy phép và điều kiện kinh doanh cũng cần được đánh giá tác động pháp luật và rất cần tham vấn các chủ thể có liên quan.
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT
VỀ GIẤY PHÉP VÀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH TRONG GIAI ĐOẠN GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
2.1. Quá trình phát triển của pháp luật Việt Nam về Giấy phép và điều kiện kinh doanh ở Việt Nam kiện kinh doanh ở Việt Nam
2.1.1. Giai đoạn trước năm 1999
Giai đoạn này được đánh dấu bởi hai giai đoạn phát triển mang tính chất đột phá của nền kinh tế nước ta: nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung và nền kinh tế sau đổi mới.
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, việc kinh doanh chủ yếu được các tổ chức thuộc thành phần kinh tế quốc doanh tiến hành. Pháp luật về kinh tế nói chung lúc này tập trung ghi nhận các chế độ pháp lý liên quan đến việc tổ chức và hoạt động của các tổ chức kinh tế quốc doanh. Do vậy, các quy định về Giấy phép và điều kiện kinh doanh lúc này chủ yếu được thể hiện dưới dạng là các văn bản hành chính mang tính chỉ đạo của nhà nước cho phép hoặc hướng dẫn tiến hành các hoạt động kinh tế nhất định.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (diễn ra từ ngày 15 đến ngày18-12- 1986) đã đưa ra Nghị quyết về việc đổi mới cơ chế quản lý theo đó “sử dụng
đúng đắn quan hệ hàng hố - tiền tệ” được xác định là đặc trưng cơ bản thứ
hai của nền kinh tế. Với chính sách này, nội dung của pháp luật kinh tế trong giai đoạn này đã có những thay đổi đáng kể. Các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh bắt đầu xuất hiện, các nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh như tự do , bình đẳng trong kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh được xác lập. Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990 là hai văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh các mối quan hệ về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh và
quy định về địa vị pháp lý của các loại hình Doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty năm 1990 đều khẳng định rõ: Trong khuôn khổ pháp luật, Doanh nghiệp, Cơng ty có quyền tự do kinh doanh và chủ động trong mọi hoạt động kinh doanh (Điều 3) [10], (Điều 4) [11]
Trong giai đoạn này, các quy định về Giấy phép và điều kiện kinh doanh bắt đầu được cụ thể hoá giúp nhà nước quản lý các hoạt động kinh doanh đảm bảo trật tự xã hội. Các quy định này được coi như một biện pháp chủ đạo để quản lý hoạt động của các chủ thể kinh doanh. Theo thống kê, vào thời điểm trước khi Luật Doanh nghiệp năm 1999 có hiệu lực, “ước tính có khoảng 480 giấy phép “con” bao phủ lên đời sống Doanh nghiệp” [30].
2.1.2. Giai đoạn từ năm 1999 đến trước ngày 1/7/2006
Giai đoạn này gắn liền với sự tồn tại của Luật Doanh nghiệp năm1999, Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003, Luật đầu tư nước ngoài năm1996 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài năm 2000.
Thứ nhất, những quy định của Luật Doanh nghiệp năm 1999 liên
quan đến Giấy phép và điều kiện kinh doanh:
- Điều 6 Luật Doanh nghiệp năm 1999 phân loại ngành, nghề kinh doanh. Theo đó, ngành, nghề trong nền kinh tế được chia thành : (1) ngành, nghề cấm kinh doanh; (2) ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và (3) ngành nghề tự do kinh doanh;
- Khoản 2 Điều 6 quy định đặc tính của những ngành nghề cấm kinh doanh. Sau đó, tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 03/2000/NĐ – CP ngày 03 tháng 03 năm 2000 của Chính phủ cơng bố Danh mục 12 nhóm ngành, nghề cụ thể cấm kinh doanh.Tuy nhiên, Danh mục 12 nhóm ngành, nghề này vẫn chưa được cụ thể và việc áp dụng vẫn phải chờ đến
Thông tư hướng dẫn và/hoặc Quyết định của cơ quan quản lý chuyên ngành có liên quan;
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 1999, ngành nghề kinh doanh có điều kiện được chia thành một số loại: Điều kiện được thể hiện bằng Giấy phép hay Giấy chứng nhận đủ điều kiện do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp; Điều kiện không thể hiện bằng Giấy phép (thể hiện bằng các quy định về tiêu chuẩn vệ sinh mơi trường,vệ sinh an tồn thực phẩm,.....); Điều kiện phải có trước khi đăng ký kinh doanh (như vốn pháp định, chứng chỉ hành nghề); Điều kiện kinh doanh sau đăng ký kinh doanh. Nội dung các điều kiện kinh doanh cụ thể, cơ chế và bộ máy thực thi các điều kiện kinh doanh đó do các văn bản Luật chuyên ngành về từng lĩnh vực cụ thể điều chỉnh.
Thứ hai, những quy định của Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm