Gia tăng vai trò của các Hiệp hội dân sự, cộng đồng Doanh nghiệp trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về Giấy phép và điều kiện kinh doanh trong giai đoạn gia nhập thị trường ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 102 - 104)

trong q trình xây dựng chính sách, pháp luật.

Hoạt động tham gia xây dựng pháp luật và đối thoại chính sách của các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp thời gian qua có những chuyển biến và thành công nhất định. Nhiều Dự án Luật, Pháp lệnh đã có sự tham gia tích cực và chủ động của các hiệp hội doanh nghiệp. Sự tham gia và chủ động của nhiều hiệp hội đã có những ảnh hưởng nhất định đặc biệt trong việc bãi bỏ các giấy phép và điều kiện kinh doanh.Tuy vậy, hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều bất cập như: chưa có được vai trị chủ động và tích cực cần thiết; q trình đóng góp, phản biện chưa chun nghiệp và chưa hiệu quả; chưa thể hiện được hết tiếng nói đồng thuận của các doanh nghiệp thành viên; sự liên kết giữa các hiệp hội còn yếu. Theo bà Phạm Chi Lan – Chuyên gia nghiên cứu Kinh tế của Chính phủ, nhiều hiệp hội hiện nay chưa

nhận thức đúng về quyền và trách nhiệm của mình, cịn thụ động và ít tích cực tham gia tham vấn. Điều này một phần xuất phát từ tính hiệu lực pháp lý không cao của các quy định về tham vấn, các cơ quan nhà nước có thể khơng thực hiện q trình tham vấn nhưng cũng khơng vì thế mà cơ quan nhà nước bị xử lý bằng một hình thức phạt vi phạm hay bằng một hình thức kỷ luật nào. Từ phía các cơ quan Nhà nước, hiện vẫn còn tồn tại tư duy chưa chú ý đúng mức tới vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp, chưa thực sự minh bạch, công khai và dân chủ trong q trình xây dựng pháp luật và chính sách.

Bên cạnh đó, cần gia tăng vai trị phản biện chính sách của báo chí độc lập và các thiết chế khác của xã hội dân sự. Báo chí với sức mạnh truyền thơng của mình cần thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ phản biện chính sách, quy định của pháp luật, xây dựng diễn đàn trao đổi khoa học và là cầu nối đối thoại giữa cơ quan lập pháp, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và đông đảo các tầng lớp nhân dân.

Các thiết chế của xã hội dân sự như các tổ chức phi chính phủ, các hiệp hội, tổ chức chính trị, xã hội; tổ chức xã hội - nghề nghiệp cần tích cực và chuyên nghiệp hơn nữa trong việc thực hiện vai trò phản biện xã hội đối với các chính sách, quy định của pháp luật.

Kinh nghiệm của Đài Loan cho thấy các tổ chức và đoàn thể thuộc xã hội dân sự đã có những đóng góp đáng kể cho cơng cuộc chuyển đổi từ một chế độ độc tài độc đảng sang thể chế dân chủ ở Đài Loan. Tại Canada các hiệp hội rất phát triển, riêng bang Quebec có hơn 30 hiệp hội địa phương chuyên ngành và các hiệp hội này có vai trị rất lớn trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Khi thấy có nhiều người cùng khiếu nại về một sản phẩm nào đó, hiệp hội có quyền tiến hành điều tra và có quyền đưa hồ sơ ra tịa u cầu truy tố nhà sản xuất vi phạm. Khi tòa tuyên phạt nhà sản xuất, các hiệp hội sẽ giám sát việc các nhà sản xuất tuân thủ, thực hiện quyết định của toà

án. Có thể nói, tại Canada, với vai trị và quyền hạn được luật pháp quy định dành cho các hiệp hội, họ có tiếng nói quan trọng hơn, góp phần cùng Nhà nước kiểm soát thị trường, khiến cho các nhà sản xuất không dám “làm liều” và điều này là cần thiết xét riêng các hoạt động kinh doanh có điều kiện. Trong một chừng mực nhất định, giám sát của xã hội, của người tiêu dùng tạo ra sức ép mạnh hơn đối với Doanh nghiệp, là đối trọng chính yếu đối với các Doanh nghiệp trong quá trình phát triển và xây dựng uy tín, thương hiệu trên thương trường.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về Giấy phép và điều kiện kinh doanh trong giai đoạn gia nhập thị trường ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)