Những tác động tích cực của pháp luật về Giấy phép và điều kiện kinh doanh trong quá trình gia nhập thị trường ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về Giấy phép và điều kiện kinh doanh trong giai đoạn gia nhập thị trường ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 49 - 51)

2003 liên quan đến Giấy phép và điều kiện kinh doanh.

2.2.1.Những tác động tích cực của pháp luật về Giấy phép và điều kiện kinh doanh trong quá trình gia nhập thị trường ở Việt Nam.

kinh doanh trong quá trình gia nhập thị trường ở Việt Nam.

Có thể khẳng định sau hơn 20 năm đổi mới (từ năm 1986), thể chế kinh tế thị trường ở nước ta đã dần hình thành và đang tiếp tục được hoàn thiện. Hệ thống các quy định về Giấy phép và điều kiện kinh doanh là một phần của hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về thương mại nói riêng cũng đã có rất nhiều đổi thay, góp phần vào q trình chuyển đổi, hình thành và hồn thiện thể chế kinh tế thị trường ở nước ta.

Có thể nhận thấy các tác động tích cực của hệ thống các quy định về Giấy phép và điều kiện kinh doanh trong thực tế nước ta là:

Một là, với các quy định về Giấy phép và điều kiện kinh doanh, Nhà

nước đã chủ động hạn chế và điều tiết những ngành nghề kinh doanh khơng có lợi cho cộng đồng. Đồng thời, Nhà nước thực hiện được việc can thiệp hợp lý, có hiệu qủa vào hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp nhằm bảo vệ quyền tự do kinh doanh hợp pháp của cá nhân và tổ chức, bảo vệ được lợi ích chung của xã hội. Nhờ công cụ Giấy phép và điều kiện kinh doanh, nhà nước đã kiểm soát và hạn chế đáng kể những tác động tiêu cực của nhiều hoạt động kinh doanh, tiết kiệm các chi phí khắc phục hậu quả về cháy nổ, bảo vệ sức khoẻ con người và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Hai là, bằng việc kiểm tra việc tuân thủ các yêu cầu của Giấy phép cũng

như các điều kiện kinh doanh, nhà nước đã can thiệp nhanh và hiệu lực mạnh vào việc điều tiết phát triển các ngành nghề trong nền kinh tế. Bài học về dự án nhà máy Giấy - Cơng ty Lee & Man Việt Nam (thuộc tập đồn Lee & Man Paper Hồng Kông – Trung Quốc) tại Hậu Giang năm 2007 là một minh chứng. Đây là Dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài lần đầu tiên xây dựng trên địa bàn Hậu Giang với tổng số vốn đầu tư cho dự án lên tới 1,2 tỷ USD và được đánh giá là nhà máy giấy lớn nhất Việt Nam. Với dự án này, trong năm

2007, Hậu Giang vươn lên đứng thứ 3 cả nước (sau Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội) và dẫn đầu các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long về thu hút vốn FDI [35]. Sau nhiều lần tham vấn các ý kiến của các cơ quan, tổ chức, Dự án này dù đã được thông qua nhưng đã bị ngừng lại với các căn cứ xác đáng và khoa học về việc dự án không đảm bảo các điều kiện về bảo vệ môi trường.

Ba là, những ghi nhận và đánh giá tích cực của cộng đồng quốc tế, các

Hiệp hội Doanh nghiệp về môi trường kinh doanh Việt Nam trong những năm gần đây cho thấy những kết quả tích cực từ những cải cách khung pháp luật tại Việt Nam trong đó pháp luật về Giấy phép và điều kiện kinh doanh là một thành tố. “Báo cáo Điều tra Cảm nhận môi trường kinh doanh 2007"(do Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thực hiện tháng 10/2007) cho thấy xu hướng đi lên của môi trường kinh doanh trong cảm nhận của Doanh nghiệp. Đặc biệt Doanh nghiệp nước ngoài đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong việc cải tiến luật lệ và quy định phù hợp hơn với các quy định và thông lệ quốc tế, thể hiện qua tỷ lệ 42% Doanh nghiệp nước ngoài (tham gia điều tra) ghi nhận có cải thiện trong lĩnh vực "tăng cường tuân thủ các quy tắc và thông lệ kinh doanh quốc tế" [12]

Các nhận định trên của “Báo cáo Điều tra Cảm nhận môi trường kinh doanh 2007" cũng tương đồng với Báo cáo Môi trường kinh doanh 2008 do Ngân hàng thế giới và Tập đồn tài chính quốc tế (IFC) phát hành trong đó xếp hạng Mức độ thuận lợi về Môi trường kinh doanh ở Việt Nam thăng 3 bậc từ hạng 94 trong năm 2007 lên hạng 91 trong báo cáo năm 2008. Dù các thứ hạng cần được đánh giá như những tham số nhưng đó cũng là những kết quả cần ghi nhận trong q trình cải cách mơt trường kinh doanh chắc chắn đã, đang và sẽ được tiếp tục tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về Giấy phép và điều kiện kinh doanh trong giai đoạn gia nhập thị trường ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 49 - 51)