Cần bổ sung quy định về cơ chế, thể chế kiểm sốt q trình ban hành, số lượng và chất lượng về quy định giấy phép và điều kiện

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về Giấy phép và điều kiện kinh doanh trong giai đoạn gia nhập thị trường ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 95 - 98)

hành, số lượng và chất lượng về quy định giấy phép và điều kiện kinh doanh.

Trong giai đoạn hiện nay, khi sức mạnh của cộng đồng Doanh nghiệp và sức ép từ xã hội cho việc cải cách Giấy phép chưa thực sự đạt hiệu quả cao, cần thiết phải bổ sung quy định về một cơ quan hoặc một tổ chức độc lập chịu trách nhiệm giám sát chất lượng pháp lý và đưa ra những khuyến nghị cho viêc cải cách các quy định của pháp luật về Giấy phép và điều kiện kinh doanh. Cơ quan này đồng thời chịu trách nhiệm rà soát, đánh giá các giấy phép, điều kiện kinh doanh hiện tại và các văn bản đưa ra giấy phép, điều kiện kinh doanh mới. Để thực hiện các vai trị đó, cần thiết bổ sung các quy định cụ thể, rõ ràng về nhiệm vụ, nguồn lực và năng lực kỹ thuật của cơ quan, tổ

chức đó ngay trong luật. Quy định này cũng cần đảm bảo cơ quan, tổ chức với các vai trị nêu trên có vị trí cần thiết trong hệ thống bộ máy các cơ quan nhà nước và có nguồn lực tối thiểu để đảm bảo tính hiệu quả trong q trình hoạt động. Một trong những nhiệm vụ không thể thiếu của cơ quan này là đưa ra các hướng dẫn và hỗ trợ cho cơ quan/ cá nhân có thẩm quyền tuân thủ các yêu cầu về chất lượng của giấy phép, điều kiện kinh doanh. Tiếp đến, Cơ quan này sẽ tiến hành quản lý các cơ sở dữ liệu đăng ký giấy phép, là đầu mối cung cấp cơ sở dữ liệu về Giấy phép và điều kiện kinh doanh.

Do sự đa dạng của các quy định về Giấy phép và điều kiện kinh doanh, cần xác định tên gọi và nhiệm vụ cụ thể đựơc ưu tiên thực hiện cho cơ quan, tổ chức nói trên. Trước tiên, có thể thành lập một ủy ban hoặc một nhóm cơng tác đặc biệt, mang tính lâm thời giúp Chính phủ thống kê, rà sốt và hệ

thống hóa tất cả các Giấy phép và điều kiện kinh doanh hiện hành. Tiếp theo, ủy ban hay nhóm cơng tác đặc biệt kể trên có thể được giao thêm các thẩm quyền nghiên cứu kiến nghị Thủ tướng bãi bỏ các giấy phép và điều kiện

kinh doanh bất hợp lí hoặc chấp thuận đề xuất của các Bộ, ban ngành về việc ban hành các Giấy phép hay điều kiện kinh doanh mới. Yêu cầu đặt ra là không chỉ dừng lại ở việc quy định chức năng nghiên cứu, đưa ra kiến nghị của ủy ban nêu trên mà cần thiết phải quy định rõ ngay trong luật nội dung sau: Chính phủ dựa trên các kiến nghị của ủy ban này, có quyền quyết định bãi bỏ hoặc chấp thuận các quy định về Giấy phép hoặc điều kiện kinh doanh hiện đang được áp dụng. Nghị định 139/NĐ – CP ngày 05 tháng 09 năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn một số Điều của Luật Doanh nghiệp chính là cơ sở pháp lý cho việc thực hiện mơ hình trên ở nước ta. Cụ thể, theo Nghị định này: “Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh áp dụng theo các quy định của các luật, pháp lệnh, nghị định chuyên ngành hoặc quyết định có liên quan của Thủ tướng Chính phủ

)” (Khoản 1) [1] và “Các quy định về loại ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh đ

tại các văn bản quy phạm pháp luật khác ngoài các loại văn bản quy phạm pháp luật nói tại khoản 1 Điều này đều hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2008” (khoản 3) [1].

Hàn Quốc là một trong những quốc gia thành công với chiến lược rà soát, cắt giảm Giấy phép. Sau khủng khoảng tài chính năm 1997 -1998, một Uỷ ban cải cách pháp luật đã được thiết lập ở Hàn Quốc. Uỷ ban này có thẩm quyền rà sốt, huỷ bỏ các quy chế hiện hành và giám sát việc ban hành các quy chế mới. Áp dụng phương pháp “máy chém”, uỷ ban này buộc các cơ quan nhà nước phải chứng minh được sự cần thiết của quy chế hành chính nếu khơng văn bản đó sẽ bị huỷ bỏ. Trong vòng hai năm (1998 -1999), Hàn Quốc đã huỷ bỏ gần một nửa số quy chế hành chính (từ 11.125 quy chế vào đầu năm 998 giảm xuống còn 6.308 quy chế vào cuối năm 1999). Trong khoảng thời gian nói trên, cuộc cải cách cũng điều chỉnh được 2.411 quy chế [25, tr.27.]

Trung Quốc cũng là một quốc gia thành công với chiến lược rà soát Giấy phép kinh doanh. Với mục tiêu giảm bớt các tác động tiêu cực của quá nhiều Giấy phép đang tồn tại, Hội đồng nhà nước Trung Quốc đã tiến hành chương trình cải cách và phê duyệt hành chính, thực hiện kiểm tra và rà sốt tất cả các mệnh lệnh hành chính để ra quyết định giữ lại hay bãi bỏ Giấy phép. Sau gần hai năm thực hiện, Trung Quốc đã bãi bỏ được 1.200 Giấy phép hành chính. Bên cạnh đó, một Luật mới về Giấy phép hành chính được Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Tồn quốc (NPC) thơng qua qua, theo đó…..Bên cạnh đó, Trung Quốc cịn ban hành một đạo luật về giám sát (Luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2007). Luật này đã trao quyền cho đại biểu quốc hội giám sát các cơ quan hành chính và luật pháp, ngăn chặn tình

trạng lạm dụng quyền hạn trong các cơ quan này. Đối tượng được giám sát là Chính phủ, Tịa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp. Luật giám sát còn quy định đại hội đại biểu nhân dân cấp huyện trở lên có quyền xóa bỏ quyết định của chính quyền cùng cấp và chính quyền cấp dưới.

Việc xây dựng một Uỷ ban cải cách pháp luật với chức năng rà sốt tính hợp pháp, hợp lý của các quy chế hành chính cũng đã được áp dụng thành công tại các quốc gia OCED và một số nước đang phát triển như Serbia, Ukraine và Estonia.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về Giấy phép và điều kiện kinh doanh trong giai đoạn gia nhập thị trường ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 95 - 98)