Thực tiễn áp dụng các quy định về Giấy phép và điều kiện kinh doanh của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về Giấy phép và điều kiện kinh doanh trong giai đoạn gia nhập thị trường ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 77 - 81)

k) Về cơ chế giám sát việc ban hành Giấy phép và điều kiện kinh doanh; cơ chế quản lý sau Giấy phép hoặc sau khi cấp Giấy chứng

2.3.2. Thực tiễn áp dụng các quy định về Giấy phép và điều kiện kinh doanh của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

Có thể khẳng định, trong những năm qua Việt Nam đã có những cải cách mạnh mẽ mơi trường kinh doanh trên khía cạnh cải cách pháp lý và cơ chế giám sát, thực thi các quy định của pháp luật. Dù vậy, không thể phủ nhận, những cải cách tiếp theo nhằm nâng cao tính cạnh tranh của mơi trường kinh doanh Việt Nam trong năm tới không chỉ nằm ở việc ban hành các văn bản pháp luật mà phụ thuộc nhiều hơn vào thực tiễn triển khai các văn bản đó. Theo lời của ơng Martin, Chun gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng thế giới (World Bank) tại Việt Nam “Cải thiện môi trường kinh doanh không phải là

điều quá quan trọng. Yếu tố quyết định chính là những gì đang diễn ra trong nền kinh tế”. Nhận định này được minh chứng rõ qua chỉ số năng lực cạnh

tranh cấp tỉnh năm 2007 của hai tỉnh Bình Dương và Hà Tây. Kết quả báo cáo “Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh” (PCI) năm 2007 cho thấy Hà Tây và Bình Dương là hai tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội gần tương đồng nhau nhưng Bình Dương có chỉ số trên trung bình và gần như là đứng đầu trong khi đó Hà Tây lại có nhiều chỉ số thấp thậm chí là đứng cuối. Lý do giải thích sự khác biệt này là yếu tố chất lượng điều hành nền kinh tế trong thực tiễn áp dụng luật. Bình Dương đã làm tốt tiêu chí minh bạch trong tiếp cận thơng tin để giúp Doanh nghiệp có thể ra những quyết định sáng suốt. Lãnh đạo tỉnh Bình Dương cũng đã rất năng động “gỡ rối” cho Doanh nghiệp khi chính sách của Trung ương chưa đủ rõ ràng. Thậm chí có nhiều chính sách của Bình Dương lại trở thành tiên phong và được nhiều tỉnh khác áp dụng. Ngược lại, Hà Tây thì chỉ dựa vào chính sách của Trung ương mà chưa có sáng tạo của lãnh đạo tỉnh.

Có thể nhận thấy những tồn tại điển hình sau trong thực tế áp dụng pháp luật về Giấy phép và điều kiện kinh doanh:

Thứ nhất, Quyết định cấp phép, phê duyệt đủ điều kiện kinh doanh phần lớn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thực tế xin Giấy phép phát hành băng đĩa nhạc là một ví dụ điển hình cho thực tế nói trên. Cùng một nội dung nhưng có thể Doanh nghiệp phát hành băng đĩa nhạc này được cấp phép nhưng Doanh nghiệp khác lại khơng, hoặc có thể được cấp phép tại Cơ quan quản lý này nhưng lại bị từ chối ở Cơ quan quản lý khác. Trả lời cho câu hỏi tại sao có sự khác biệt về việc cấp phép phát hành băng đĩa nhạc khi nhiều băng đĩa nhạc trước khi được Sở Văn hóa Thơng tin tỉnh Bạc Liêu chấp thuận thì đã bị nơi khác từ chối cấp phép, ông La Thanh Việt - Phó giám đốc Sở Văn hóa Thơng tin tỉnh Bạc Liêu đã trả lời như sau: “Phải nói thật thế này, đối với Sở văn hóa Bạc Liêu, anh em

cũng cố gắng làm hết khả năng cho đúng quy chế, quy định của Nhà nước. Ở Thành phố Hồ Chí Minh thì gần như đã chun nghiệp rồi, có phịng quản lý sân khấu, ca nhạc đàng hồng với những con người có năng lực, chun mơn hẳn hoi. Cịn mình ở đây thì chỉ "tay ngang", đọc, nghe thấy sướng tai thì cho. Nếu mình đã ký, đó là trách nhiệm của mình, có bề gì thì chịu thơi. Đối với tỉnh lẻ như Bạc Liêu, khó lịng tránh khỏi sơ suất, một là trình độ chuyên mơn của bộ phận thẩm định cịn yếu, hai là thiếu thông tin” [34].

Thứ hai, phần lớn cán bộ, công chức thiếu thiện chí khi thực thi các quy định của pháp luật về Giấy phép và điều kiện kinh doanh.

Điều này được thể hiện ở việc khơng có hướng dẫn cụ thể về nội dung các quy định, loại giấy tờ, điều kiện kinh doanh cần hoàn thiện, bổ sung; các thiếu sót của bộ hồ sơ thường khơng được nhắc nhở nêu lên trong một lần mà là nhiều lần, thời gian để một Doanh nghiệp xin phép có đựơc sự nhắc nhở về tính thiếu đầy đủ của hồ sơ thường rất lớn. Trên thực tế khi Doanh nghiệp có xin cấp phép có phụ phí hoặc dựa trên quan hệ quen thân sẽ được thông báo

các lỗi của hồ sơ xin phép hoặc các vấn đề khác có liên quan trong thời gian nhanh hơn.

Thứ ba, Phí chính thức khi xin phép chưa phản ánh hết chi phí gia nhập thị trường bởi phí khơng chính thức cao hơn rất nhiều.

Kết quả cuộc nghiên cứu, rà soát về Giấy phép và điều kiện kinh doanh được tiến hành gần đây cho thấy có đến 68,25% Doanh nghiệp cho rằng chi trả các chi phí khơng chính thức là việc làm thường xun (khơng có nhiều thay đổi so với năm 2006 là 70%); 11,54% khẳng định Doanh nghiệp giành hơn 10% doanh thu cho các chi phí này [19].

Thứ tư, cơng tác kiểm tra, đánh giá năng lực thực tế của các đơn vị xin cấp phép còn phiến diện. Điều này cho thấy cùng một điều kiện như nhau

nhưng có thể tại địa phương này được cấp phép, tại nơi khác lại không.

Thứ năm, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền gặp rất nhiều trở ngại trong việc áp dụng các quy định của pháp luật về Giấy phép và điều kiện kinh doanh: Có thể nói, các quy định của pháp luật khơng rõ ràng, cụ thể và chưa hợp lý như phân tích trên đây đã gây tốn kém nhân lực và tài chính do phải huy động nhiều người, nhiều cơ quan vào quá trình cấp phép. Cũng do các quy định không rõ ràng nên các cơ quan, công chức nhà nước khi cấp phép hoặc phê duyệt đủ điều kiện kinh doanh phải lấy ý kiến của các cơ quan khác. Và sau cùng, chính những thiếu hụt, bất cập, thiếu thực tế ở các quy định cấp trung ương (Luật, Pháp lênh, Nghị định và sau là các văn bản hướng dẫn của các Bộ chuyên ngành) là rào cản đối với nỗ lực cải cách hành chính từ phía cơ quan nhà nước.

Tóm lại: Qúa trình phát triển của các quy định pháp luật về Giấy phép

và điều kiện kinh doanh cho thấy những thay đổi tích cực trong việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý đối với Doanh nghiệp. Tuy nhiên, những tồn tại, thiếu hụt trong các quy định của pháp luật cũng như những hạn chế trong thực tiễn áp dụng khiến cho Giấy phép và điều kiện kinh doanh không những không thực hiện được đúng vai trị của nó mà cịn trở thành một rào cản thực tế trong quá trình gia nhập thị trường của Doanh nghiệp. Cùng với yêu cầu phát triển kinh tế đất nước, Việt Nam cần tiếp tục có những giải pháp cụ thể và hiệu quả nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống Giấy phép và điều kiện kinh doanh.

Chương 3

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về Giấy phép và điều kiện kinh doanh trong giai đoạn gia nhập thị trường ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 77 - 81)