Thông tin đại chúng

Một phần của tài liệu Bài giảng xã hội học đại cương (Trang 114 - 117)

3. Nội dung giảng dạy

6.3.4 Thông tin đại chúng

Bao gồm sách báo, tạp chí, đài, vô tuyến truyền hình và các phương tiện thông tin khác....Các nhân tố này ngày càng có vai trò quan trọng trong quá trình xã hội hoá vì hiện nay, đây là phương tiện cung cấp thông tin chủ yếu của các cá nhân. Qua đó, chúng phổ biến tư tưởng, giá trị và niềm tin mà xã hội mong muốn.

Truyền thông tác động tới trẻ ngay trước khi đi học. Ngày nay nhiều trẻ em được tiếp xúc với truyền hình trước khi được đi học và hằng ngày phương tiện truyền thông đại chúng cung cấp cho một số lượng đông đảo các thành viên xã hội những thông tin đa dạng và có tác động lớn đến suy nghĩ cũng như hành vi của họ. Truyền thông mang lại cho con người những kinh nghiệm xã hội,những mẫu văn hóa mang tính tiêu chuẩn dưới cách nhìn phổ biến. Các thành viên của xã

Chương 6: Xã hội hóa 103

hội đều chịu ở mức độ khác nhau do những gì mà các phương tiện truyền thông coi trọng hoặc xem nhẹ, đánh giá tích cực hay tiêu cực. Nó cũng là một kênh quan trọng để phổ biến văn hóa, giúp con người có thể hiểu được những mẫu văn hóa, những nền văn hóa khác. Truyền thông cũng làm cho các thành viên trong một xã hội gắn kết với nhau hơn thông qua những mối quan tâm chung, những giá trị chung đặc biệt là khi có một sự kiện nổi bật như có một thảm họa, một vinh quang mà đội tuyển quốc gia giành được hay một cuộc chiến tranh bùng nổ…

Tuy vậy, các phương tiện truyền thông cũng có những vấn đề của nó, các phương tiện này có thể làm méo mó, lệch lạc việc tiếp nhận các giá trị qua các chương trình không lành mạnh do tính thương mại hoá hoặc thiếu thận trọng của nhà lập chương trình truyền tin, dẫn đến việc trẻ em lầm tưởng những gì được in ấn, truyền tải…đều là những thứ được xã hội thừa nhận. Vì thế, một đòi hỏi đặt ra là phải có sự kiểm duyệt có định hướng thông tin đại chúng để loại bỏ những lệch lạc trong nhận thức xã hội của mọi người. Ngoài ra, truyền thông rất ít hoặc không mang tính tương tác,các khán thính giả không thể thảo luận hay bày tỏ thái độ trực tiếp với những người làm ra chương trình truyền thông. Chính vì thế vượt xa rất nhiều những gì mà truyền thông đưa đến như một nguồn giải trí. Vì lý do đó, các vấn đề như quảng cáo, bạo lực, lối sống…trên các phương tiện truyền thông đại chúng thường là chủ đề gây tranh cãi. Mặt khác, nhiều nhà xã hội học cho rằng truyền thông thể hiện ý thức hệ chủ đạo, nó có khuynh hướng thể hiện quyền lợi của phần tử ưu tú. Thông qua thời lượng cũng như cách thức những gì được chuyển tải qua các phương tiện truyền thông, xã hội bị ảnh hưởng bởi những khuôn mẫu giá trị, cũng như quyền lợi của những nhóm thứ yếu bị xem nhẹ vì họ không nắm giữ các phương tiện truyền thông. Như vậy, môi trường xã hội hoá có thể chia thành môi trường chính thức và phi chính thức: cá nhân thu nhận và tái tạo kinh nghiệm xã hội nhằm thực hiện tốt vai trò của mình thông qua con đường giáo dục (chính thức) và toàn bộ sự dạy dỗ của xã hội đến cá nhân (phi chính thức). Có thể nói, xã hội hoá là một khái niệm có tính quyết định trong xã hội học, vì nó quan tâm tới quá trình cá nhân hoà nhập vào xã hội và có được những phẩm chất xã hội mong muốn. Thực chất, đây là quá trình cá nhân dần dần nhập tâm những giá trị và chuẩn mực xã hội đề ra để biến chúng thành giá trị, chuẩn mực của mình. Quá trình xã hội hoá được thực hiện thông qua “cá nhân hoá” các giá trị, chân lý, các quy tắc ứng xử. Vì vậy, xã hội hoá là cần thiết cho sự hình thành cá nhân của con người, để cho con người phát triển chủ thể của xã hội.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Phân tích khái niệm xã hội hóa cá nhân.

2. Trình bày các giai đoạn xã hội hóa. Theo bạn, giai đoạn nào là quan trọng nhất trong quá

trình xã hội hóa của con người?

3. Trình bày các môi trường xã hội hóa. Theo bạn, môi trường nào có sự tác động sâu rộng nhất

Chương 7: Biến đổi xã hội 105

C

Chhưươơnngg77:: BBiiếếnn đđổổii xxãã hhộộii

Biến đổi xã hội là một phạm trù cơ bản của xã hội học đại cương nhưng đối tượng của nó xuất hiện không giới hạn trong không gian và thời gian nên biến đổi xã hội không thiếu được trong bất kỳ ngành xã hội học hẹp nào. Chương này giới thiệu khái quát khái niệm biến đổi xã hội như là một quá trình xã hội về những thay đổi trong cơ cấu và hệ thống xã hội. Tiếp theo chương này đưa ra những quan niệm khác nhau về biến đổi xã hội của thuyết tiến hóa, thuyết chức năng, thuyết xung đột và các lý thuyết hiện đại. Chương này cũng đề cập đến các nhân tố và các điều kiện của biến đổi xã hội trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến những nhân tố bên trong và bên ngoài của biến đổi xã hội.

Một phần của tài liệu Bài giảng xã hội học đại cương (Trang 114 - 117)