Phân loại cơ động xã hội

Một phần của tài liệu Bài giảng xã hội học đại cương (Trang 70 - 71)

3. Nội dung giảng dạy

2.5.2Phân loại cơ động xã hội

a. Cơ động xã hội theo chiều ngang

Cơ động theo chiều ngang là sự chuyển đổi vị trí của một người hay một nhóm người sang vị trí xã hội khác có cùng giá trị. Vì vậy, chỉ là sự thay đổi về vai trò xã hội mà không thay đổi vị thế

Chương 2: Cơ cấu xã hội 59

xã hội. Tức là, loại cơ động này chỉ sự vận động của cá nhân giữa các nhóm xã hội tới một vị trí ngang bằng về mặt xã hội (cùng nằm trên một cấp độ xã hội như nhau).

Ví dụ: giáo viên trường này chuyển sang làm giáo viên trường khác, trưởng phòng một phòng này chuyển sang làm trưởng phòng một phòng khác, công nhân nhà máy này chuyển sang làm công nhân nhà máy khác….mà không có thay đổi gì về lương và các quyền lợi khác.

Tính di động theo chiều ngang rất phổ biến trong xã hội hiện đại, nó liên quan đến sự di chuyển địa lý giữa các khu vực, các thị trấn, các thành phố hoặc các vùng.

b. Cơ động xã hội theo chiều dọc

Cơ động theo chiều dọc chỉ sự vận động của cá nhân giữa các nhóm xã hội tới một vị trí, địa vị xã hội có giá trị cao hơn hoặc thấp hơn so với vị thế cũ; là sự chuyển đổi vị trí của cá nhân hay nhóm xã hội sang một vị trí xã hội khác, không cùng một tầng với họ. Vì vậy, cơ động xã hội theo chiều dọc nhấn mạnh đến sự vận động về mặt chất lượng của các cá nhân trong các nhóm xã hội, có liên quan đến sự thăng tiến hay giảm sút vị thế xã hội của mỗi người.

Ví dụ: Trưởng phòng lên làm giám đốc, bác sĩ trở thành người thất nghiệp, nhà tư sản bị phá sản trở thành người làm thuê, người nghèo trở thành người giàu có do làm ăn phát đạt…

Ngoài ra, còn có các loại cơ động xã hội khác như cơ động xã hội thế hệ (cơ động nội thế hệ và cơ động liên thế hệ), cơ động xã hội do cơ cấu, cơ động trao đổi, cơ động được bảo trợ, cơ động tranh tài….Các loại cơ động này kết hợp với nhau, tác động lẫn nhau tạo nên sự biến động, phát triển của xã hội; cũng như thiết lập sự cân bằng của toàn bộ hệ thống xã hội. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, cơ động xã hội chủ yếu nói tới dạng vị thế đạt được, chứ không phải vị thế gán cho.

Một phần của tài liệu Bài giảng xã hội học đại cương (Trang 70 - 71)