Quan điểm tiến hóa

Một phần của tài liệu Bài giảng xã hội học đại cương (Trang 120 - 121)

3. Nội dung giảng dạy

7.2.2 Quan điểm tiến hóa

Mô hình tiến hóa kinh điển là mô hình được mượn từ sinh học thịnh hành trong thế kỷ XIX. Rất nhiều nhà xã hội học đã tán thành với lý thuyết phổ biến được gọi là sự tiến hóa theo một hướng

xác định3 hay tiến hóa một chiều (sự tiến hóa theo lộ trình dọc, chỉ tiến về phía trước chứ không

lùi hoặc đi ngược về phía sau) cho rằng tất cả các hình thức của sự sống- và bằng giải phẫu học, tất cả các xã hội – “tiến hóa” từ những hình thức đơn giản đến phức tạp với mỗi hình thức sau tiến xa hơn hình thức trước của nó.

August Comte đã phát hiện ra một chủ đề tương tự. Ông lập luận rằng, tất cả các xã hội không thể tránh được sự trải qua ba giai đoạn mà ông gọi là: Thần học, Siêu hình và Thực chứng, và xã hội Châu Âu đã ở bước cuối cùng, bước cao nhất và là bước kết thúc của sự phát triển nhân loại. Spencer, một người đồng thời với Comte, cũng chịu ảnh hưởng mạnh bởi những học thuyết sinh học về sự tiến hóa. Spencer nhìn sự tồn tại của các tổ chức và các xã hội như là sự liên quan trực tiếp với một môi trường chuyển đổi. Ông so sánh xã hội với một cơ thể sống có những bộ phận

3

Chương 7: Biến đổi xã hội 109

tương quan nhau mà tiến tới trước cho những định mệnh chung. Ông tin rằng các xã hội phương Tây có sự thuận lợi hơn để đến trình độ cao nhất bởi vì họ “đáp ứng tốt hơn” với những điều kiện của thể kỷ XIX hơn những xã hội không thuộc phương Tây.

E.Durkheim chủ trương rằng, xã hội tiến bộ từ những dạng tổ chức xã hội đơn giản đến phức tạp.

Ông đưa ra hai mô hình của sự đoàn kết xã hội để giải thích về sự biến đổi xã hội. Theo

Durkheim, trong các xã hội giản đơn, mối thành viên thực hiện các nhiệm vụ giống nhau, có thể

thay thế lẫn nhau và chia sẻ những giá trị, những niềm tin giống nhau. Tính gắn kết hay sự đoàn kết cơ học phù hợp với xã hội hòa nhập. Trải qua thế kỷ XIX, rõ ràng rằng sự công nghiệp hóa, sự tăng trưởng dân số và cạnh tranh đang phá hủy những hình thức truyền thống của sự đoàn kết xã hội. Để tiến tới một hình thức cao hơn: sự đoàn kết hữu cơ, trong đó sự phân công lao động

tạo ra những người có cá tính khác nhau, thực hiện những nhiệm vụ riêng biệt, với những vai trò đặc biệt.

Những quan điểm tiến hóa mới

Quan điểm của các nhà lý thuyết tiến hóa thế kỷ XIX được xem là lý thuyết tiến hóa đơn tuyến tính (unilinear evolutionary theory). Ngày nay các nhà lý thuyết tiến hóa mới không mô tả một

hình thức của xã hội như là một sự tuyệt đối, cũng không khẳng định rằng, các xã hội không thể

tiến hóa tới một vài thực trạng cao hơn. Họ đưa ra lý thuyết tiến hóa đa tuyến tính (multilinear

evolutionary theory) và chủ trương rằng sự thay đổi có thể xảy ra theo nhiều cách và nó không

nhất thiết phải dẫn đến cùng một hướng4.

Một phần của tài liệu Bài giảng xã hội học đại cương (Trang 120 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)