Biến đổi xã hội và các khái niệm liên quan

Một phần của tài liệu Bài giảng xã hội học đại cương (Trang 119 - 120)

3. Nội dung giảng dạy

7.1.3 Biến đổi xã hội và các khái niệm liên quan

Sở dĩ có nhiều cách hiểu biết khác nhau về biến đổi xã hội một mặt là do các quan điểm học thuật, cách tiếp cận vấn dề khác nhau, mặt khác cũng bởi là do khái niệm biến đổi xã hội có liên quan gần gũi với một vài khái niệm gần kề nó như biến cố xã hội, tiến bộ xã hội và tiến hóa.

a. Biến cố xã hội

Biến cố xã hội là những sự kiện xã hội xảy ra có thể đem lại hoặc không đem lại một sự thay đổi nào đó trong đời sống xã hội. Ví dụ một cuộc bầu cử, một cuộc biểu tình, một cuộc đình công hay bãi công, một sự nổi loạn tự phát…đó chính là những sự kiện hay biến cố xã hội. Chúng có thể tác động mạnh mẽ hoặc không tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội, chúng có thể dẫn đến những thay đổi nhưng chỉ là những thay đổi có tính bộ phận của tổng thể xã hội hoặc cũng có thể không dẫn đến những sự thay đổi nào. Còn biến đổi xã hội thì chắc chắn sẽ dẫn đến một sự thay đổi có tính cơ cấu của xã hội, thay đổi đặc trưng của xã hội.

b. Tiến bộ xã hội

Biến đổi xã hội có thể theo nhiều chiều hướng khác nhau, hoặc là đi lên, hoặc là dậm chân tại chỗ và hoặc là thụt lùi. Biến đổi xã hội chỉ là kết quả của sự tác động của nhiều sự kiện hay biến cố xã hội, dẫn đến thay đổi đặc trưng hay cấu trúc xã hội và bản thân sự biến đổi chưa nói lên giá trị mà chỉ là sự mô phỏng nền văn hóa hay cấu trúc xã hội. Nhưng xã hội lại luôn mong đợi những biến đổi xã hội có lợi ích cho nhiều người, do đó việc đánh giá sự biến đổi xã hội thường là dựa vào những giá trị mà biến đổi đó mang lại. Những biến đổi như vậy được gọi là tiến bộ xã

hội. Hay nói cách khác, tiến bộ xã hội là một sự vận động, một sự biến đổi có ý thức theo chiều hướng tích cực và đáng mong đợi của xã hội.

c. Tiến hóa xã hội

Thuyết tiến hóa ban đầu do Darwin nêu ra trong lĩnh vực sinh học như một học thuyết về sự phát triển của tự nhiên. Thuyết tiến hóa quan niệm sự tiến hóa là một sự vận động đi lên của các giống loài, từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp theo những trình tự tất yếu.Vận dụng thuyết tiến hóa của Darwin, các nhà nghiên cứu xã hội đã cho rằng xã hội cũng như giới sinh vật đều tiến hóa theo một qui luật nhất định đó là chuyển từ cái thuần nhất đơn giản sang cái không thuất nhất phức tạp, thông qua phân hóa để đạt tới sự thống nhất. Trong xã hội học, để thuận tiện cho

việc phân tích người ta phân biệt hai hình thức biến đổi lớn: tiến hóa và cách mạng căn cứ vào

tốc độ của sự biến đổi xã hội và sự chuyển hóa về chất là từ từ hay nhảy vọt.

Gần đây cùng với thuật ngữ tiến hóa xã hội người ta còn dùng thuật ngữ “phát triển” và đây là thuật ngữ thịnh hành nhất trong nhiều khoa học ở nửa cuối thể kỷ XX. Hiện tại có nhiều định

nghĩa khác nhau về phát triển song người ta vẫn tạm lấy nội dung do Liên Hợp Quốc đưa ra cho

rằng: “phát triển là một quá trình trong đó toàn thể loài người áp dụng những công cụ hiện đại của khoa học và công nghệ vào những mục tiêu của mình, qua những thời kỳ khác nhau và có tính không thể đảo ngược được của quá trình đó”.

Một phần của tài liệu Bài giảng xã hội học đại cương (Trang 119 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)