Đặc điểm của thiết chế xã hội

Một phần của tài liệu Bài giảng xã hội học đại cương (Trang 92)

3. Nội dung giảng dạy

4.4.2 Đặc điểm của thiết chế xã hội

- Thiết chế có tính bền vững tương đối và thường biến đổi chậm. Bởi vì thiết chế hình thành

trên cơ sở của một hệ thống các giá trị, chuẩn mực lâu đời và khá bền vững. Bởi vậy, khi đã tạo thành khuôn mẫu hành vi trong thiết chế thì nó khó thay đổi (trở thành truyền thống văn hoá). Ví dụ như những quy định trong thiết chế làng xã, thiết chế gia đình, thiết chế văn hoá….

- Mỗi một thiết chế có đối tượng riêng để hướng tới phục vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu xã hội

chuyên biệt liên quan tới đối tượng đó. Vì vậy, thiết chế có tính độc lập tương đối, tự nó được cấu trúc ở mức cao và được tổ chức xung quanh một hệ thống giá trị, quy tắc, khuôn mẫu đã được xã hội thừa nhận. Ví dụ, thiết chế thể thao bao gồm hệ thống sân vận động, nhà thi đấu, vận động viên, huấn luyện viên, cổ động viên, bộ máy hành chính….gắn liền với các giá trị và chuẩn mực đối với vai trò của vận động viên (thi đấu trung thực, không sử dụng đophing….), cổ động viên (không có những hành động quá khích, phi thể thao)….

- Các thiết chế có xu hướng phụ thuộc vào nhau. Khi có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức hay

khuôn mẫu hành vi của một thiết chế xã hội nào đó thì nó thường kéo theo sự thay đổi của các thiết chế khác. Ví dụ, khi thiết chế chính trị có sự thay đổi về giai cấp cầm quyền thì nó sẽ ảnh hưởng đến các thiết chế khác phụ thuộc vào nó như thiết chế kinh tế, thiết chế pháp luật, thiết chế giáo dục…..

- Các thiết chế có xu hướng trở thành tiêu điểm của những vấn đề xã hội chủ yếu. Bất cứ một

sự đổ vỡ nào đó của một thiết chế xã hội cũng đều trở thành những vấn đề xã hội nghiêm trọng. Ví dụ: Nạn thất nghiệp (thiết chế kinh tế), tình hình tội phạm gia tăng (thiết chế pháp luật), tỷ lệ ly hôn cao (thiết chế gia đình)...

Một phần của tài liệu Bài giảng xã hội học đại cương (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)