Nội dung chủ yếu của xã hội học đô thị

Một phần của tài liệu Bài giảng xã hội học đại cương (Trang 145 - 148)

3. Nội dung giảng dạy

8.2.5 Nội dung chủ yếu của xã hội học đô thị

a. Nghiên cứu quá trình đô thị hoá - Khái niệm đô thị hoá

Hiểu theo nghĩa chung nhất: đô thị hoá là quá trình tập trung dân cư ngày càng đông vào đô thị

và nâng cao vai trò của thành thị đối với sự phát triển xã hội.

Đô thị hoá hiểu theo chiều rộng là sự phát triển của các thành phố với những dấu hiệu đặc trưng

là sự tăng số lượng các thành phố và tăng dân cư thành thị.

Đô thị hoá hiểu theo chiều sâu là một quá trình KT –XH gồm nhiều mặt mà dấu hiệu đặc trưng

là tập trung, tăng cường và phân hoá các hoạt động của thành thị, các cơ cấu không gian mới của thành thị và sự nâng cao vai trò của đô thị, cải thiện đời sống của người dân đô thị cũng như phổ cập rộng rãi lối sống thành thị.

- Đặc trưng của quá trình đô thị hoá

Về kinh tế, bao gồm quá trình cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng hiện đại hóa, trong đó có những

trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng của các ngành nông nghiệp trong cơ cấu và khối lượng GDP).

Về xã hội, quá trình đô thị hóa bao gồm trong đó những biến đổi trong phương thức hay hình

thức cư trú của nhân loại; những thay đổi lớn trong các quan hệ xã hội, các mô hình hành vi và ứng xử tương ứng với điều kiện sống công nghiệp hóa, đô thị hóa và hiện đại hóa. Quá trình đô thị hóa làm tăng thêm sự đa dạng về xã hội và về văn hóa. Con người trong quá trình đô thị hóa ngày càng cơ động (dễ chuyển dịch theo vùng địa lý theo cơ cấu xã hội, theo địa điểm và tính chất lao động, và những điều kiện văn hoá sinh thái).

Về dân số, Đô thị hoá có liên quan chặt chẽ với sự phân bố dân cư ngày càng tập trung trong các

khu đô thị. Cơ cấu lứa tuổi, giới thay đổi nhiều, tỉ lệ sinh đẻ giảm thấp, số nhân khẩu bình quân trong gia đình giảm đi.

Về sinh thái, trong quá trình đô thị hoá, môi trường có nhiều thay đổi trong phạm vi các thành

phố và các vùng lân cận khiến cho cảnh quan thiên nhiên biến đổi nhanh chóng.

Xã hội học đô thị nghiên cứu quá trình đô thị hoá nêu rõ những ảnh hưởng tác động qua lại của

các quá trình này tới các tổ chức, các cá nhân và các cộng đồng dân cư. Đồng thời chỉ ra xu hướng của quá trình đô thị hoá hiện nay: vai trò của khu vực dịch vụ và hoạt động nghiên cứu khoa học tăng lên.

b. Nghiên cứu cơ cấu xã hội và lối sống của cộng đồng dân cư đô thị

Cộng đồng dân cư đô thị thường lớn, phức tạp và không thuần nhất về mặt xã hội (có sự khác biệt về thành phần và nguồn gốc dân cư) hoạt động kinh tế chủ yếu dựa trên sản xuất công nghiệp và thương mại.

Cơ cấu xã hội đô thị bao gồm các tiểu cơ cấu sau:

- Cơ cấu nhân khẩu (dân số) xã hội đô thị

- Cơ cấu xã hội nghề nghiệp

- Cơ cấu quản lý hành chính, quyền lực

- Tổ chức xã hội và các đoàn thể xã hội, các hội, nhóm tự nguyện

- Cơ cấu mức sống (sự phân tầng xã hội) ở đô thị

- Cơ cấu văn hóa – lối sống đô thị

- Cơ cấu quần cư (sự chiếm lĩnh không gian, đất đai)

Lối sống đô thị là một chủ đề nghiên cứu lớn trong xã hội học đô thị, nó vừa là một vấn đề lý

thuyết, vừa là vấn đề nghiên cứu thực tiễn. Đặc trưng của lối sống đô thị phụ thuộc vào trình độ phát triển, mức độ đô thị hóa của các quốc gia. Do đó có nhiều quan niệm khác nhau về lối sống đô thị. Tuy nhiên có thể chỉ ra một số đặc trưng cơ bản của lối sống đô thị như sau:

- Tính cơ động nghề nghiệp xã hội và không gian xã hội cao

- Sự phụ thuộc của các hoạt động trong đời sống thường ngày vào các dịch vụ công cộng

Chương 8: Xã hội học chuyên ngành 135

- Phạm vi giao tiếp rộng, với cường độ cao, tính ẩn danh trong giao tiếp, suy giảm các giao

tiếp truyền thống, sơ cấp, tăng cường các giao tiếp thứ cấp, theo chức năng, vai trò, theo sở thích… sự khoan dung đối với các khác biệt và các chuẩn mực.

- Nhu cầu về văn hóa – giáo dục đa dạng và ngày càng phong phú do nhu cầu về nghề

nghiệp và thông tin đòi hỏi.

- Việc sử dụng thời gian nhàn rỗi rất đa dạng, góp phần phát triển nhân cách, cá tình tự do

cá nhân

- Tính tích cực xã hội, ý thức công dân và các hoạt động xã hội của cá nhân được khuyến

khích.

c. Nghiên cứu vấn đề nhà ở đô thị

Xã hội học nghiên cứu vấn đề nhà ở đô thị tập trung nghiên cứu các vấn đề như:

- Chính sách nhà ở: là những hoạt động mà các chính phủ tiến hành để cung cấp các dịch

vụ nhà ở cho dân cư. Mục tiêu của các chính sách nhà ở của các quốc gia là để trợ giúp người nghèo, cải thiện các điều kiện nhà ở nói chung, tạo điều kiện dễ dàng cho các khả năng chi trả, ổn định sản xuất và hướng tới các mục tiêu xã hội khác.

- Những đa dạng và sự biến đổi nhu cầu về nhà ở,

- Gia tăng mức sống dân cư, phân tầng xã hội và phân vùng xã hội trong nhà ở

- Sự biến đổi của lối sống đô thị và nhà ở

- Gia đình đô thị và nhà ở

- Tâm lý, nguyện vọng, nhu cầu về nhà ở của dân cư đô thị

d. Nghiên cứu vấn đề qui hoạch và phát triển đô thị

Qui hoạch đô thị là một công việc phức tạp, mang tính liên ngành và có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới phúc lợi của người dân đô thị. Bản hân các nhà qui hoạch đô thị cũng có khá nhiều quan niệm khác nhau về môn khoa học này. Từ góc độ xã hội học, qui hoạch đô thị cũng được mọi người quan niệm không giống nhau.

Qui hoạch đô thị được coi là một quá trình nhằm đề xuất những kiến nghị giúp đỡ những người hữu quan tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề đô thị. Việc tìm hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố của công tác quy hoach với việc cải thiện các vấn đề đô thị chính là cầu nối giữa xã hội học đô thị và quy hoạch đô thị. Có ba loại hình qui hoạch đô thị cơ bản:

- Qui hoạch tổng thể và phân vùng đô thị

- Qui hoạch đô thị và cải tạo đô thị

- Qui hoạch thành phố mới.

Quá trình qui hoạch đô thị cần thiết phải có những thông tin tốt nhất về cuộc sống và những đặc điểm kinh tế xã hội của các nhóm dân cư thuộc vùng được qui hoạch. Do đó cần thiết phải tiến

hành các điều tra xã hội học đối với dân cư. Nội dung xã hội học của qui hoạch nằm ở nhiều bộ phận của qui hoạch, ở nhiều bước của quá trình lập qui hoạch.

Trong lĩnh vực qui hoạch, xây dựng và quản lý đô thị, các cuộc nghiên cứu, khảo sát xã hội học có khả năng đóng góp cho quá trình này trên các hướng sau đây:

- Cung cấp bức tranh mô tả khái quát bối cảnh xã hội hiện thời ở các đô thị

- Phân tích những tác động quản lý của các chính sách tới sự phát triển của đô thị

- Phát hiện ra những tác động cụ thể của các nhân tố xã hội tới quá trình qui hoạch, xây

dựng, cải tạo, quản lý đô thị, phục vụ trực tiếp cho việc giải quyết các nhiệm vụ thực tế.

Một phần của tài liệu Bài giảng xã hội học đại cương (Trang 145 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)