Văn hoá tinh thần (văn hoá phi vật thể)

Một phần của tài liệu Bài giảng xã hội học đại cương (Trang 96 - 97)

3. Nội dung giảng dạy

5.2.2 Văn hoá tinh thần (văn hoá phi vật thể)

Văn hoá tinh thần là tổng thể những kinh nghiệm tinh thần của nhân loại; là hoạt động trí óc và các kết quả của nó nhằm đảm bảo sự phát triển của con người với tư cách là một thực thể có văn hoá.

Văn hoá tinh thần tồn tại trong các dạng thức: tập quán, chuẩn mực, các khuôn mẫu ứng xử, các giá trị và lý tưởng đạo đức, tôn giáo, thẩm mỹ, xã hội, chính trị, tư tưởng; các ý niệm, các tri thức khoa học khác nhau….Trong mỗi nền văn hoá, các thành tố này biến thành các lĩnh vực hoạt động khác nhau và được thiết chế hoá trong xã hội một cách độc lập như đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, chính trị, khoa học….

Văn hoá phi vật thể bao gồm: những dạng thức của văn hoá dân gian, văn hoá bác học và cung đình, chúng không chỉ được sản sinh trong các xã hội truyền thống mà cả trong xã hội đương đại.

Chương 5: Văn hóa và lối sống 85

Tuy nhiên, việc phân loại văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần chỉ mang tính chất tương đối. Bởi vì, không có thứ văn hoá vật chất nào không hàm chứa cả phần trí tuệ của người làm ra nó (ít nhất là quan niệm thẩm mỹ). Ngược lại, cũng không có thứ văn hoá tinh thần nào không có sẵn một hình thức thể hiện của nó trong đời sống xã hội như ngôn ngữ, cử chỉ, các khuôn mẫu ứng xử…Cả hai loại văn hoá này đều do con người sáng tạo ra nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao trong cuộc sống của mình. Nhưng khi trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống xã hội, thì chúng lại không ngừng tác động trở lại và chi phối cuộc sống của chính những người sản sinh ra chúng và đây cũng là một lý do khiến cho Bộ môn Xã hội học Văn hoá ra đời - nó giúp cho con người nắm bắt, điều chỉnh hoặc cải biến các tác động đó sao cho phù hợp với những yêu cầu mới mà xã hội đang đặt ra.

Một phần của tài liệu Bài giảng xã hội học đại cương (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)