Đặc điểm của biến đổi xã hội

Một phần của tài liệu Bài giảng xã hội học đại cương (Trang 118 - 119)

3. Nội dung giảng dạy

7.1.2 Đặc điểm của biến đổi xã hội

a. Biến đổi xã hội là hiện tượng phổ biến nhưng nó diễn ra không giống nhau giữa các xã hội

Mỗi xã hội đều biến đổi thông qua thời gian nhưng do điều kiện khác nhau nên các xã hội biến đổi theo những nhịp độ nhanh chậm khác nhau. G.J Lenski cho rằng tốc độ của sự biến đổi xã hội gia tăng khi nền kỹ thuật của một xã hội phát triển. Do đó, biến đổi xã hội ở các xã hội có nền khoa học kỹ thuật phát triển cao sẽ diễn ra nhanh hơn những xã hội có nền khoa học kỹ thuật kém phát triển. Các yếu tố văn hóa của mỗi xã hội cũng có những nhịp độ thay đổi khác nhau tạo nên “sự lệch pha” trong sự thay đổi hay là những “sự chậm chễ văn hóa” (W.F. Ogburn) trong đó thông thường những hiện tượng văn hóa vật chất thường thay đổi nhanh hơn các hiện tượng văn hóa tinh thần.

b. Biến đổi xã hội khác biệt về thời gian và hậu quả.

Có những biến đổi xã hội chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn và không có ảnh hưởng lâu dài, nhưng cũng có những biến đổi xã hội diễn ra trong một thời kỳ dài hàng nghìn năm hay vài thế hệ.

Ảnh hưởng của biến đổi xã hội cũng khác nhau tùy thuộc vào tính chất, mức độ, phạm vi của sự biến đổi xã hội đó. Hơn nữa biến đổi xã hội có thể tạo nên ảnh hưởng vừa tích cực hoặc vừa không tích cực. Ví dụ như công nghệ tin học một mặt nó tạo ra không ít những nghề mới, đồng thời nó cũng loại bỏ nghề cũ, nó tạo ra khả năng tối đa cho con người tiếp cận với thông tin bên ngoài xã hội và trên thế giới nhưng nó cũng can thiệp vào đời sống riêng tư của con người, cả về lĩnh vực văn hóa – tinh thần và sức khỏe. Do đó người ta có nhiều tranh luận về biến đổi xã hội, có nhiều người ủng hộ nhưng cũng có không ít người phản đổi về hậu quả của biến đổi xã hội.

c. Biến đổi xã hội vừa có tính kế hoạch vừa có tính phi kế hoạch

Những biến đổi xã hội do con người tạo nên đều xuất phát từ tính tự giác, chủ động của con người, do đó có thể kiểm soát được. Song đồng thời cũng khó kiểm soát ngay chính những biến đổi xã hội do con người tạo ra, điều này thể hiện rõ nhất ở xã hội công nghiệp. Ví dụ công nghiệp phát triển đem lại những sản phẩm mới, đa dạng và năng suất chất lượng cao nhưng nó

Chương 7: Biến đổi xã hội 107

cũng tạo ra những mặt trái, ảnh hưởng đến cuộc sống như nạn ô nhiễm môi trường, hiện tượng thất nghiệp và các tệ nạn xã hội khác…

Mặt khác những biến đổi xã hội do tự nhiên gây ra lại càng khó kiểm soát hơn bởi tính phi kế hoạch của thiên nhiên. Trên phương diện này, con người chỉ có thể học cách để chung sống với thiên nhiên mà thôi.

Một phần của tài liệu Bài giảng xã hội học đại cương (Trang 118 - 119)