Một số loại câu hỏi

Một phần của tài liệu Bài giảng xã hội học đại cương (Trang 171 - 174)

3. Nội dung giảng dạy

9.7.2 Một số loại câu hỏi

Phương pháp nghiên cứu bằng bảng hỏi chỉ có thể thành công khi người nghiên cứu xây dựng được hệ thống câu hỏi với lượng thông tin đầy đủ về vấn đề nghiên cứu.

- Căn cứ vào hình thức câu hỏi ta có câu hỏi đóng và câu hỏi mở.

Câu hỏi đóng: Là loại câu hỏi đã có sẵn phương án trả lời, người được hỏi chỉ việc lựa chọn

câu trả lời. Câu hỏi đóng được chia thành 2 loại là câu hỏi đóng đơn giản và câu hỏi đóng

phức tạp.

Câu hỏi đóng đơn giản: Là loại câu hỏi chỉ có 2 phương án trả lời, người được hỏi chỉ được

lựa chọn một trong 2 phương án đó. Không nên đưa ra câu hỏi liên quan đến 2 sự kiện bởi khiến người được hỏi khó lựa chọn phương án và tránh đặt câu hỏi theo hướng phủ định vì dễ gây ra tính đa nghĩa trong câu trả lời. Ví dụ: Hiện nay thu nhập gia đình dựa vào các

nguồn nào sau đây: nông nghiệp, phi nông nghiệp, cả hai.

Câu hỏi đóng phức tạp: Là loại câu hỏi có nhiều phương án trả lời, các chỉ báo chi tiết hơn.

Câu hỏi đóng có ưu điểm dễ trả lời, thuận tiện cho việc xử lý thống kê. Tuy nhiên, cần chú ý các đáp án trả lời của câu hỏi đóng phải đầy đủ để người trả lời có thể xác định được vị trí trả lời của minh trong đó. Ví dụ: Hiện nay thu nhập gia đình dựa vào các nguồn nào sau đây: nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt, đánh bắt), phi nông nghiệp (mua bán, làm thuê, lương, nhận trợ cấp v.v...). Với câu hỏi đóng có hai khả năng loại trừ nhau thì không nên đặt câu hỏi phủ định.

Câu hỏi mở: Là loại câu hỏi chưa có phương án trả lời, người được hỏi tự mình đưa ra câu

trả lời riêng mà họ cho là phù hợp nhất với nhận thức quan niệm của mình. Ưu điểm của câu hỏi mở là người trả lời không phụ thuộc vào những đáp án chuẩn bị trước. Do vậy, loại câu hỏi này có thể mang lại cho người phỏng vấn những thông tin mới, ngoài dự đoán. Với lợi thế này, câu hỏi mở thường được sử dụng trong các nghiên cứu mới hay trong đó các hiện tượng, quá trình xã hội vẫn chưa được hiểu một cách đầy đủ. Mặc dù vậy, đối với câu hỏi mở, khi sử dụng cũng dễ nhận được những câu trả lời theo những ý hiểu khác nhau nên sẽ khó khăn trong quá trình tổng hợp số liệu. Ví dụ: Đời sống kinh tế của gia đình đã thay đổi như thế nào trong 5 năm qua? Nguyên nhân nào khiến cho giá lúa không ổn định?

Kết hợp đóng và mở. Đưa ra một số lựa chọn kết hợp với câu hỏi thêm: Theo bạn đâu là

quang cảnh kinh tế xã hội ở Việt nam trong vòng 5 năm tới (đánh X vào 1 ô hoặc nhiều

hơn nếu chọn)

Kinh tế tăng trưởng Lạm phát giảm Di cư tăng Thu nhập tăng Kiểm soát dân số Giảm đói nghèo Giảm thất nghiệp

Giảm ô nhiễm môi trường

Khác: ... VD 2:

- Mẫu câu hỏi phân theo cấp độ: Là câu hỏi kết hợp phương án trả lời sẵn và cả câu trả lời

riêng của người được hỏi. Ví dụ: Ông bà nắm bắt được thông tin kỹ thuật canh tác từ các nguồn

nào sau đây? (Số càng cao, nắm bắt thông tin càng nhiều)

0 1 2 3 4 5 Qua kinh nghiệm bản thân

Từ những người nông dân khác, bạn bè Tài liệu, CB khuyến nông, khoá học ngắn hạn TV/Radio/Báo

Mô hình trình diễn ...

Ví dụ: Đánh số những yếu tố quyết định đến thành công (số càng cao, ảnh hưởng càng nhiều), ví dụ: di truyền, thông minh, gia đình khá giả, quan tâm của giúp đở của người thân, có mối quan hệ tốt, sức khỏe tốt, siêng năng, tận tâm, có năng lực v.v...

Chương 9: Phương pháp nghiên cứu xã hội học 161

Mẫu đường thẳng chia độ: Ông bà có đồng ý với những vấn đề sau đây

Ông bà trả lời những câu sau đây bằng cách lựa chọn theo 5 thang bậc (na: không ý kiến)

- Căn cứ vào nội dung, có thể xây dựng được 3 loại câu hỏi là câu hỏi sự kiện, câu hỏi kiểm

tra và câu hỏi về quan điểm.

Câu hỏi sự kiện: Là câu hỏi về thân thế, nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính, địa vị xã hội,

công việc vv... tất cả các sự kiện có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến đối tượng nghiên cứu. Sự kiện là điều gì đó không bị ảnh hưởng bởi quan điểm hoặc ý kiến. Người nghiên cứu có thể nói tới các câu hỏi thực sự trong phỏng vấn hoặc bảng câu hỏi. Bảo đảm không nối kết hai chủ đề trong một câu hỏi, các câu hỏi thường được thiết kế các dạng như sau:

Câu hỏi về ý kiến và quan điểm: Khi hỏi về quan điểm, câu hỏi nên được trình bày trong các nguyên tắc sau đây:

Hoàn toàn không đồng ý/không hài lòng/hoàn toàn không tốt 1 2 3 4 5 Hoàn toàn đồng ý/Rất hài lòng/Rất tốt Bình thường

- Câu hỏi, cách trình bày phải thu hút, lý thú và gây cho người trả lời thoải mái, dễ chịu.

- Câu hỏi, cách trình bày phải ngắn gọn, đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu. Tránh các mệnh

đề phụ thuộc.

- Các từ như “tất cả”, “luôn luôn”, “không ai” và “không bao giờ” nên tránh sử

dụng trong câu ở quá khứ.

Khi hình thành sự trình bày và nhìn vào kết quả, nên quan tâm ảnh hưởng sai lệch của câu hỏi. Hầu hết mọi người thích trả lời câu hỏi tích cực hơn tiêu cực (trả lời điều hay, tốt, suông sẻ, … hơn là điều xấu, không tốt). Đặc biệt nếu họ biết hay đọc được suy nghĩ và cách thể hiện chính người nghiên cứu muốn ủng hộ cách trình bày trả lời của họ. Vì vậy, tốt nhất là người phỏng vấn nên chọn lựa cách thể hiện, trình bày câu hỏi theo một cách để vừa phản ánh thể hiện quan điểm tiêu cực và tích cực cho người trả lời câu hỏi (quan điểm trả lời ngang bằng nhau lúc đầu, hay không thiên vị).

Một phần của tài liệu Bài giảng xã hội học đại cương (Trang 171 - 174)