Đặc trưng của nông thôn

Một phần của tài liệu Bài giảng xã hội học đại cương (Trang 132 - 133)

3. Nội dung giảng dạy

8.1.2 Đặc trưng của nông thôn

Thứ nhất, nông thôn gắn với nghề lao động sản xuất xã hội truyền thống là lao động sản xuất nông nghiệp: Phương tiện sản xuất chủ yếu ở nông thôn là đất đai, số đông dân cư nông thôn

sản xuất trên tài nguyên ấy chính là những người nông dân, những người đóng vai trò chủ thể trong nền sản xuất truyền thống của loài người - sản xuất nông nghiệp.

Thứ hai, mật độ dân cư thấp và không đều: Tính chất đó thể hiện trong số liệu thống kê cuối

Chương 8: Xã hội học chuyên ngành 121

người/km2 9 . Trong khi đó, mật độ dân số đô thị như của TP. Hà nội cùng thời điểm là 3568

người /km2 10; TP.Hồ Chí Minh là 3024 người/km2.

Thứ ba là, kết cấu hạ tầng thấp kém. Nhìn chung cơ sở vật chất nông thôn đã đã được cải thiện

nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của dân cư. Hệ thống điện đường trường trạm tại vùng sâu vùng xa vẫn còn thấp kém, ý thức bảo quản của người dân còn thấp....

Thứ tư là nông nghiệp là cơ sở kinh tế chính của nông thôn, sản xuất nhỏ mang tính tự cung tự

cấp và các hình thức như hợp tác xã, nông trại. Hiện nay, kinh tế phát triển, các tổ hợp, các xưởng công nghiệp nhỏ và tiểu chủ, tiểu thương đã hình thành và đang phát triển nhanh. Kinh tế nông thôn đang có xu hướng phát triển mạnh kinh tế hộ gia đình.

Thứ năm, hệ thống chính trị nông thôn là hệ thống tự quản, chủ yếu là xóm làng, lệ làng với sự

tham gia của các thành viên ở bộ máy lãnh đạo xã, ngoài ra còn các hoạt động khác như bầu cử hội họp.

Thứ sáu, văn hóa nông thôn: Cơ sở chủ yếu là văn hoa dân gian, có tình truyền miệng. Đơn vị

của văn hóa nông thôn là văn hóa làng xã. Đặc trưng của văn hóa nông thôn là các phong tục tập

quán và các lễ hội riêng của mỗi làng, mỗi vùng.

Lối sống nông thôn và con người nông thôn mang tính đặc trưng: Con người nông thôn chất

phát, thật thà và tình cảm, quan hệ xóm làng sâu nặng, trên cơ sở huyết thống, dòng họ. Gia đình nông thôn là gia đình nhiều thế hệ, vai trò người đàn ông được đề cao.

Một phần của tài liệu Bài giảng xã hội học đại cương (Trang 132 - 133)