Phân loại nhóm

Một phần của tài liệu Bài giảng xã hội học đại cương (Trang 84 - 85)

3. Nội dung giảng dạy

4.1.3 Phân loại nhóm

Có rất nhiều tiêu chí được sử dụng để phân loại nhóm, thông thường, người ta hay đề cập đến các tiêu chí sau:

a. Căn cứ vào số lượng thành viên tham gia

Nhóm nhỏ: là một tập hợp ít người. Ví dụ: nhóm gia đình, nhóm bạn bè, lớp học, đội thể thao, đội sản xuất, phòng ban nơi làm việc….

Nhóm lớn: là tập hợp đông người. Ví dụ: nhóm dân tộc, giai cấp, đảng phái chính trị, tổ chức tôn giáo, các tổ chức xã hội….

b. Căn cứ vào tính chất liên kết trong nhóm

Nhóm sơ cấp: các thành viên có quan hệ trực diện, gần gũi với nhau theo huyết thống, tình cảm, sở thích. Ví dụ: gia đình, họ hàng, các nhóm theo sở thích như bạn bè, câu lạc bộ….

Nhóm thứ cấp: có số lượng thành viên lớn, quan hệ với nhau một cách gián tiếp bởi các quy định, điều lệ chung do nhóm đặt ra. Ví dụ: các đoàn thể xã hội như Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, Hội phụ nữ, các tập đoàn kinh tế lớn...

c. Căn cứ vào hình thức biểu hiện mối liên hệ giữa các thành viên trong nhóm

Nhóm chính thức: là nhóm có cơ chế vận hành thông qua luật pháp và các sơ đồ, kế hoạch. Hoạt động của các thành viên và vai trò cá nhân được xác định thông qua những điều lệ và quy tắc nhất định.

Nhóm không chính thức: được hình thành từ các quan hệ tự phát, các thành viên của nhóm có thủ lĩnh riêng và quan hệ theo những luật lệ không thành văn nhưng được họ tán đồng, tự nguyện và trung thành..

d. Căn cứ vào cách thức gia nhập nhóm:

Nhóm tự nguyện và nhóm áp đặt. Nhóm tự phát và nhóm có tổ chức.

Chương 4: Tổ chức xã hội và thiết chế xã hội 73

Mỗi loại nhóm đều có cơ cấu riêng với những nội dung của nó. Trong đó có sự phân công về chức năng, thứ bậc, mức độ tương tác... Đặc điểm chung của cơ cấu tất cả các nhóm là bao giờ cũng phải có thủ lĩnh, được xác định bởi uy tín của cá nhân đối với nhóm.

Một phần của tài liệu Bài giảng xã hội học đại cương (Trang 84 - 85)