Quá trình đô thị hóa ở Việt nam

Một phần của tài liệu Bài giảng xã hội học đại cương (Trang 148 - 150)

3. Nội dung giảng dạy

8.2.6 Quá trình đô thị hóa ở Việt nam

Là một nước nghèo trong số các nước đang phát triển, Việt nam không thoát khỏi những đặc trưng có tính qui luật của quá trình đô thị hóa quá tải. Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa ở nước ta còn có những đặc điểm mang tính đặc thù. Có thể sơ lược quá trình đô thị hóa ở Việt nam như sau:

a. Thời kỳ phong kiến (trước 1858)

Các thành thị Việt Nam thời kỳ này chủ yếu là các trung tâm hành chính và thương mại, được hình thành trên cơ sở những thành luỹ, lâu đài của vua chúa phong kiến trên những khu vực có điều kiện địa lý tự nhiên thuận lợi cho giao lưu buôn bán, như Thăng Long, Phố hiến, Hội An. Các thành thị phong kiến Việt Nam hình thành và phát triển không bắt nguồn từ phân công lao động xã hội mà là từ việc phân phối lại sản phẩm xã hội cho nhu cầu tiêu dùng của bộ máy cai trị và nhu cầu giao lưu buôn bán. Thời kỳ này các thành thị không có được vai trò và địa vị kinh tế quan trọng đối với nông thôn và toàn xã hội nói chung. Về xã hội quan hệ làng xã chiếm ưu thế tuyệt đối. Các nhân tố cần thiết cho sự phát triển công nghiệp buôn bán và sản xuất hàng hoá nói chung rất yếu ớt. Giai đoạn này quá trình đô thị hoá ở Việt Nam có thể xem là chưa xảy ra.

b. Thời kỳ thuộc địa (1858-1954)

Dưới thời thực dân Pháp, để tăng cường khai thác tài nguyên, thực dân Pháp đã xây dựng các đường giao thông quan trọng, mở mang các thành phố cũ, xây dựng các thành phố mới và các thương cảng. Thành thị Việt Nam thời kỳ này chủ yếu giữ vai trò là các trung tâm hành chính của bộ máy chính quyền thực dân phong kiến, là trung tâm thương mại phục vụ cho việc khai thác thuộc địa của Pháp. Tuy nhiên, công nghiệp ở các thành phố chưa phát triển để có thể thay đổi tính chất nông nghiệp thuần tuý của xã hội Việt Nam. Địa vị kinh tế xã hội của các thành phố quá yếu để thu hút dân cư từ nông thôn ra thành thị, nhưng đã có sự mở đầu cho quá trình đô thị hoá đất nước.

Chương 8: Xã hội học chuyên ngành 137 c. Thời kỳ 1955 -1975

Miền Bắc: thời kỳ này quá trình đô thị hoá được tăng cường, mạng lưới các thành phố dần dần

được hình thành và phát triển có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển nông thôn và xã hội nói chung. Từ 1965, do ảnh hưởng của chiến tranh các công trình công nghiệp quan trọng và 1 phần dân cư ở thành phố được chuyển về nông thôn tạo ra sự giải tán tạm thời các đô thị.

Miền Nam do hoạt động chiến tranh và chính sách của Mỹ- Nguỵ làm hàng triệu nông dân buộc

phải dời bỏ làng quê trở thành người tị nạn kéo vào thành phố, tạo ra quá trình đô thị hoá cưỡng bức. Do kết quả của quá trình đô thị hóa cưỡng bức này, dân số đô thị miền Nam tăng từ 15% năm 1960 lên 60% vào đầu năm 1970. Dân số Sài Gòn từ 300 ngàn đã tăng tới 3 triệu người. Ở

Đà Nẵng, dân số tăng từ 25 vạn lên 300 ngàn người16. Dòng tị nạn liên tục đổ tràn vào Sài Gòn

đã biến nó trở thành một thành phố có mật độ dân số cao nhất thời giới 34 000 người/km2.

d. Thời kỳ từ 1975 đến nay

Sau chiến tranh, quá trình đô thị hóa dần dần lấy lại được nhịp độ bình thường. Nhiều thành phố mới ra đời, nhiều điểm dân cư nông thôn trước đây, các thị trấn thị tứ trở thành các điểm dân cư

đô thị. Mạng lưới đô thị của cả nước hình thành gồm hơn 500 thành phố, thị xã, thị trấn17. Trong

hai thập kỷ qua, dưới tác động của công cuộc đổi mới theo hướng kinh tế thị trường và quá trình công nghiệp hóa các đô thị không những phát triển theo bề rộng mà có những biến đổi về chất trong đời sống đô thị và quá trình đô thị hoá (ví dụ sự biến đổi trong cơ cấu lao động nghề nghiệp, của lối sống đô thị trong điều kiện mới, sự thay đổi kiến trúc, qui hoạch, giao thông, đô thị). Quá trình đô thị hóa ở nước ta có xu hướng tăng nhanh hơn thể hiện ở mức độ tập trung dân số và những thay đổi trong tỉ trọng dân số sống trong các khu vực đô thị. Thập kỷ 80, dân số đô

thị ở nước ta là 19.7%, thập kỷ 90 là 23.5% , năm 2000 là 25% hiện nay là khoảng 27.5%.18

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội với chính sách tiếp tục mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển nền kinh tế thị trường trong vài thập niên tới sẽ còn tác động mạnh mẽ đến quá trình đô thị hóa ở nước ta.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Phân tích khái niệm và đặc trưng cơ bản của đô thị để so sánh đô thị và nông thôn

2. Phân tích lịch sử hình thành và phát triển của đô thị. So sánh quá trình đô thị hóa do

cuộc cách mạng đô thị lần thứ hai và lần thứ ba mang lại.

3. Phân tích quá trình đô thị hóa ở Việt nam. Quá trình đô thị hóa ở nước ta có những

đặc điểm gì đặc biệt? Trong giai đoạn hiện nay, tình trạng đô thị hóa quá tải có xảy ra ở nước ta không? Tại sao?

4. Phân tích những nội dung nghiên cứu chủ yếu của xã hội học đô thị.

16

Xem Trịnh Duy Luân (2005), tr 77 17

Sđd trang 78 18

Xem Đình Quang (2005), Tổng cục thống kê: số liệu thống kê dân số và lao động, website www.gso.gov.vn

Một phần của tài liệu Bài giảng xã hội học đại cương (Trang 148 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)