NHÓM XÃ HỘI

Một phần của tài liệu Bài giảng xã hội học đại cương (Trang 83)

3. Nội dung giảng dạy

4.1 NHÓM XÃ HỘI

4.1.1 Khái niệm

Nhóm xã hội là một phạm trù nghiên cứu quan trọng của xã hội học, bởi vì, các mối quan hệ giữa các cá nhân trong thực tế chính là quan hệ giữa các nhóm xã hội. Hơn nữa, trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta luôn được gắn vào nhóm theo nhiều cách thức đa dạng và trong thực tiễn xã hội, chúng ta tin tưởng vào các quyết định của nhóm hơn là những quyết định cá nhân. [Erich H. Witte/Elisabeth Ardelt:303]

Nhóm được định nghĩa như sau::

Nhóm xã hội là một tập hợp người liên hệ với nhau về vị thế, vai trò, những nhu cầu, lợi ích và những định hướng giá trị nhất định.

Khi tham gia vào nhóm, cá nhân thiết lập những liên hệ xã hội của mình với các cá nhân khác và với tập thể. Các thành viên trong nhóm tương tác với nhau theo cách, mỗi người đều gây ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng bởi người khác về quan điểm, giá trị, chuẩn mực....

Mỗi cá nhân gắn bó với nhóm thể hiện qua việc tiếp nhận những đặc trưng cơ bản như lợi ích, nhu cầu, chuẩn mực, giá trị....Những đặc trưng của nhóm sẽ giúp cá nhân ý thức được những đặc điểm chung nhất định với những thành viên khác của nhóm, tức là có được cảm giác “chúng ta”. Đây là điểm để phân biệt nhóm này với nhóm khác và là một chỉ báo đặc trưng về sự gắn bó chặt chẽ với một nhóm xã hội nào đó của cá nhân. Do đó, nhóm xã hội luôn có mối liên hệ hữu cơ bên trong, những liên hệ trên cơ sở những lợi ích, đòi hỏi phải cùng cộng tác và chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau.

Khi tìm hiểu về nhóm, chúng ta cần phân biệt nhóm xã hội với đám đông. Điểm giống nhau giữa nhóm xã hội và đám đông là, cùng là một tập hợp người nhất định, liên hệ với nhau theo một cách nào đó nhưng đám đông chỉ là một tập hợp người ngẫu nhiên, đơn thuần, không có mối liên hệ nào bên trong.

Một phần của tài liệu Bài giảng xã hội học đại cương (Trang 83)