Những nhân tố bên ngoài của sự biến đổi

Một phần của tài liệu Bài giảng xã hội học đại cương (Trang 128 - 129)

3. Nội dung giảng dạy

7.3.2 Những nhân tố bên ngoài của sự biến đổi

Sự tương tác với môi trường bên ngoài là một nguyên nhân cơ bản của sự biến đổi trong các xã hội. Những biến đổi bên trong có thể có hàm chứa nguyên nhân bên ngoài, bởi vì một số nền văn hóa hoặc sự sắp đặt xã hội có thể yếu kém trong việc đứng vững trước sức mạnh bên ngoài hoặc là từ những xã hội khác, hoặc là môi trường vật chất. Do vậy, một số sự biến đổi đã từng có tác

Chương 7: Biến đổi xã hội 117

dụng phù hợp với những nhu cầu xã hội bên trong có thể phù hợp với những đòi hỏi bên ngoài. Một vài yếu tố bên ngoài tác động đến sự biến đổi xã hội có thể kể ra sau đây:

a. Sự truyền bá

Chúng ta biết rằng, sự đổi mới là một yếu tố cơ bản của sự biến đổi. Nhưng, những đổi mới, dù trong hình thức của công cụ mới, phong tục mới hoặc tôn giáo mới… phần nhiều được “nhập khẩu” từ những xã hội khác, hơn là sự phát triển độc lập trong một xã hội. Như nhà nhân học xã hội Ralph Linton (1936) viết rằng: “số lượng phát minh, sáng tạo thành công có nguồn gốc bên trong bất kỳ một xã hội nào thường là rất ít”. Nhiều xã hội tiến bộ nhanh bởi vì vay mượn những sự đổi mới từ các xã hội khác. Sự chuyển giao những đổi mới đó được gọi là sự truyền bá. Thông qua sự truyền bá, những thành tựu của văn hóa, khoa học kỹ thuật được chuyển giao cho các xã hội khác nhau. Trong xã hội hiện đại, các nền văn hóa thường xuyên tiếp xúc và trao đổi giữa các dân tộc, các quốc gia, tạo nên sự giao lưu văn hóa giữa các xã hội khác nhau. Quá trình này tác động nhiều hay ít đến sự biến đổi xã hội tùy thuộc vào xã hội đó “mở” hay “khép kín”.

b. Sự biến đổi của hệ sinh thái

Sự biến đổi trong môi trường tự nhiên thường tạo nên biến đổi xã hội. Khí hậu lạnh quá hay nóng quá, lũ lụt hay hạn hán, động đất… đều đưa đến những biến đổi cuộc sống của con người. Những thay đổi theo chu kỳ trong thiên nhiên làm thay đổi cuộc sống sinh hoạt của con người. Thậm chí trong một vài trường hợp nó đã xóa đi cả một xã hội, cả một nền văn minh, như vào khoảng 1500 TCN, nền văn minh cổ đại Ấn Độ bị nước sông Hằng dâng lên và hủy diệt. Mặt khác, sự phân bố các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng qui định phần lớn lối sống cua con người trên khu vực địa lý nhất định. Ở các xã hội sơ khái, trong khi khai thác thiên nhiên tùy thuộc vào quan niệm của các xã hội về không gian và thời gian. Ngày nay, quá trình công nghiệp hóa dựa trên một quan niệm “chế ngự thiên nhiên” đã đưa đến hiểm họa tàn phá thiên nhiên, ô nhiễm môi trường. Để giải quyết điều này, một số nước phương Tây đã rút ra được bài học về bảo vệ môi trường sinh thái hoặc là xuất khẩu những ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường sang các nước đang phát triển.

Tóm lại, cả những yếu tố bên trong và bên ngoài đều tạo ra sự biến đổi xã hội và cả hai là nguyên nhân khiến các xã hội sụp đổ. Sự biến đổi có thể mang ý nghĩa tích tực, tiến bộ nhưng

cũng có thể mang ý nghĩa ngược lại. Những người ở Châu Âu thế kỷ XVIII đã có thể đúng trong khi tin tưởng rằng, sự biến đổi là vốn có trong tất cả các xã hội. Dẫu vậy, có thể họ không đúng,

khi họ tin tưởng chắc chắn rằng sự biến đổi luôn luôn có ý nghĩa tiến bộ.

Một phần của tài liệu Bài giảng xã hội học đại cương (Trang 128 - 129)