Khái niệm hành động xã hội:

Một phần của tài liệu Bài giảng xã hội học đại cương (Trang 75 - 76)

3. Nội dung giảng dạy

3.1.1Khái niệm hành động xã hội:

Hành động xã hội là một bộ phận cấu thành trong hoạt động sống của cá nhân. Các cá nhân hành động chính là thể hiện hoạt động sống của mình. Hành động xã hội luôm gắn với tính tích cực của các cá nhân, bị quy định bởi hàng loạt các yếu tố như nhu cầu, lợi ích, định hướng giá trị của chủ thể hành động. Do vậy, để tìm hiểu khái niệm hành động xã hội, chúng ta bắt đầu bằng việc tìm hiểu khái niệm hành vi xã hội.

a. Hành vi

Hành vi là sự biểu hiện của mối liên hệ giữa kích thích và phản ứng.

Theo chủ nghĩa hành vi chính thống: các tác nhân quy định phản ứng của con người, do đó, qua các phản ứng cũng có thể hiểu được các tác nhân.

Mô hình hành vi: S ---> R, trong đó, S là tác nhân (stimul) và R là phản ứng (reaction). Theo sơ đồ này, hành vi của con người không có sự cân nhắc, tính toán kỹ càng mà chỉ là sự phản ứng đối với kích thích. Tức là, không có sự tham gia của ý thức hay một yếu tố nào khác. Các cá nhân bị hạ xuống thành những cái máy phản ứng.Ví dụ: Bị đánh - chạy đi, được thưởng – vui cười, thấy nóng - rụt tay lại.Vì vậy, trong nhiều trường hợp, người ta còn thống nhất khái niệm hành vi với hành động vật lý - bản năng.

Hành vi xã hội là một chỉnh thể thống nhất gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Theo thuyết hành vi mới, giữa các tác nhân và các phản ứng phải có các yếu tố trung gian: hệ thống nhu cầu, hệ thống giá trị và tình huống thực hiện hành vi. Như vậy, các cá nhân sẽ phải suy nghĩ, đối chiếu, cân nhắc trước mỗi tác nhân, chứ không phải là phản ứng một cách máy móc. Do đó, khi nhìn thấy một người cắt tóc mài dao cạo trước mặt chúng ta thì chúng ta không hề chạy trốn, vì hiểu rằng đó không phải là sự đe doạ.

b. Hành động xã hội

Theo triết học, hành động xã hội là một hình thức giải quyết mâu thuẫn và các vấn đề xã hội.Ví dụ: Hành động được tạo ra từ các phong trào xã hội, các tổ chức, đảng phái chính trịTrong xã hội học, khái niệm về hành động xã hội được coi là hoàn chỉnh nhất là định nghĩa của Max Weber.

- Hành động xã hội là một hành vi mà chủ thể gán cho một ý nghĩa chủ quan nhất định. Như

vậy, hành động bao giờ cũng có động cơ nhất định. Nhưng không phải hành động nào cũng là hành động xã hội (hành động vật lý bản năng, hành động giống nhau của các cá nhân trong một đám đông, hành động bắt chước thuần tuý...). Tuy nhiên, rất khó phân biệt chính xác hành động xã hội và hành động không xã hội vì con người không phải lúc nào cũng hoạt động một cách có ý thức, có ý chí.

- Hành động xã hội là một bộ phận cấu thành hoạt động sống của cá nhân.

c. Sự khác biệt giữa hành vi xã hội và hành động xã hội

- Hành vi xuất phát từ mô hình kích thích - phản ứng. Còn hành động diễn ra theo nguyên tắc

phản ứng có suy nghĩ.

- Hành vi không có động cơ. Còn hành động luôn được xác định bởi những động cơ đằng sau

nó, người ta thực hiện hành động khi muốn một cái gì đó, để đạt một cái gì đó.

- Khi hành động, các chủ thể có khả năng giám sát hành động của chính họ một cách có phản

ứng. Còn hành vi thì không.

- Hành động luôn được quy chiếu theo những giá trị, chuẩn mực của xã hội như đúng – sai, tốt

- xấu....Hành vi thì không có tính chuẩn mực.

Một phần của tài liệu Bài giảng xã hội học đại cương (Trang 75 - 76)