3. Nội dung giảng dạy
7.2.4 Những quan điểm hiện đại về biến đổi xã hội
a. Quan điểm tổng hợp
Hiện nay hầu hết các nhà xã hội học đồng ý rằng sự tương tác phức tạp của nhiều yếu tố- cả yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài, tạo nên sự biến đổi. Mặc dù trong những hoàn cảnh xã hội và lịch sử nhất định, các yếu tố cụ thể đôi lúc có thể ảnh hưởng nhiều hơn những yếu tố khác. Những yếu tố sau đây được các nhà lý thuyết hiện đại nhắc đến khi nói về biến đổi xã hội.
- Môi trường vật chất
Bao gồm những biến động lớn như bão lụt, hạn hán, động đất… và những hoạt động của con người- đặc biệt những hoạt động công nghiệp trong hai thế kỷ qua – đã tạo nên sự biến đổi môi trường gây ra mưa axit, làm tăng nhiệt độ khí quyển, hủy hoại rừng, cạn kiệt đất đai. Tất cả những sự kiện đó đều tạo nên biến đổi xã hội và nó tiềm ẩn động lực làm thay đổi môi trường vật chất trong tương lai gần.
- Công nghệ
Công nghệ là thông tin về cách thức làm sao sử dụng tài nguyên vật chất của môi trường để thỏa
mãn nhu cầu và ước muốn của con người5. Đó là sự áp dụng, ứng dụng tri thức trong thực tiễn.
Ngay từ khi con người phát minh ra công cụ đầu tiên, công nghệ đã có sức mạnh đối với biến đổi xã hội. Ngày nay, laze, công nghệ gen, công nghệ sinh học, công nghệ tin học và những công nghệ khác có tiềm năng vô cùng to lớn, làm tăng chất lượng cuộc sống của con người. Công nghệ bước vào cuộc sống của chúng ta, nó cũng có khả năng giúp cho những nhóm lãnh đạo sức mạnh để giám sát và quản lý xã hội, kể cả những điều mà chỉ mấy năm trước không thể có và thậm chí không thể quản lý được.
- Sức ép dân số
Sự thay đổi trong quy mô và mật độ dân số, di dân… cũng là nguyên nhân quan trọng của sự biến đổi. Một trong những xu hướng quan trọng hơn cả là quá trình hiện đại hóa có một sự gia tăng đều đặn dân số toàn cầu qua hai thế kỷ này. Dân số thế giới hiện nay khoảng 6 tỉ người.
- Giao lưu văn hóa
5
Chương 7: Biến đổi xã hội 111
Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng của biến đổi xã hội. Hiện nay, du lịch thương mại quốc tế, và công nghệ viễn thông toàn cầu đã giới thiệu với thế giới một giấc mơ thường xuyên về những sản phẩm, đồ dùng, tư tưởng và những giá trị Phương Tây – đặc biệt chủ nghĩa tiêu dùng, năng lực cá nhân, và văn hóa đại chúng. Tất nhiên, sự giao lưu văn hóa rất hiếm khi là một quá trình một chiều, và những sản phẩm và những tư tưởng của toàn bộ nền văn hóa thế giới ảnh hưởng đến thực phẩm chúng ta ăn, áo quần chúng ta mặc, âm nhạc chúng ta nghe và hầu hết những khía cạnh khác của văn hóa và xã hội chúng ta đang sống.
- Xung đột xã hội
Nhân tố này ảnh hưởng cả ở nhịp độ và sự trực tiếp của sự biến đổi xã hội. Bởi vì trong những xung đột, tầng lớp tinh hoa thường kháng cự lại sự biến đổi và đàn áp tầng lớp dưới và những người thiết kế nên sự thay đổi. Khi nhóm không thuộc tầng lớp tinh hoa giành được sự kiểm soát các nguồn lực và sử dụng chúng để vận động dân chúng ủng hộ cho mục tiêu của họ.
Và tất cả các quốc gia giờ đây là một bộ phận của một chính sách toàn cầu về chính trị- kinh tế. Sự đấu tranh cho sự phồn vinh, quyền lực và uy tín trong các nhà nước- dân tộc giờ đây đang tạo thành quá trình biến đổi xã hội.
b. Những quan điểm toàn cầu
Để hiểu được sự biến đổi xã hội hiện đại cần thiết phải xem xét nó trong điều kiện của mỗi dân tộc, mỗi nền văn hóa cụ thể với những tài nguyên, những xu hướng dân số và những xung đột bên trong của chúng. Hầu hết các nhà xã hội học giải thích sự tiếp diễn và biến đổi, và những quan hệ trong các dân tộc giàu và nghèo bằng sự chấp nhận hoặc lý thuyết hiện đại hóa, hoặc lý thuyết hệ thống hóa thế giới.
1. Lý thuyết hiện đại hóa
Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi thuyết tiến hóa và thuyết chức năng, thuyết hiện đại hóa công
nhận sự phát triển toàn cầu như một quá trình tiến bộ và theo nghĩa tiến hóa6, trong đó khoa học
và công nghệ dẫn dắt các xã hội từ những thiết kế xã hội truyền thống, tiền công nghiệp đến những thiết chế xã hội phức tạp.
Các nhà xã hội học xác định năm giả thiết chủ yếu tạo thành những trường phái hiện đại sớm nhất, như sau:
- Thứ nhất, hiện đại hóa là một quá trình Châu Âu hóa (hoặc Mỹ hóa). Vì các quốc gia Tây
Âu và nước Mỹ đã phát triển trước tiên và hầu hết kinh tế và chính trị thuận lợi,ưu việt. Những thiết chế của nó trợ giúp những mô hình cho tất cả các dân tộc khác.
- Thứ hai, hiện đại hóa là không thể đảo ngược, khi các nước ở thế giới thứ ba tiến hành
hợp tác với phương Tây, họ có thể cản trở nhưng không thể kháng cự sự thúc đẩy quá trình hiện đại hóa chắc chắn sẽ xảy ra.
6
- Thứ ba, hiện đại hóa là một quá trình hợp nhất mà thậm chí những nguyên nhân của tất cả các xã hội gần giống nhau.
- Thứ tư, hiện đại hóa cũng là quá trình trong đó tất cả những lợi ích lâu dài của hiện đại
hóa quan trọng hơn những khó khăn, gian khổ. Ví dụ, các dân tộc đạt được các sản phẩm, giáo dục và sức khỏe tốt hơn, chất lượng của đời sống con người tăng lên.
- Thứ năm, hiện đại hóa là cả một quá trình lâu dài, có thể vài thế hệ hoặc thậm chí hàng
thế kỷ đối với một số dân tộc.
2. Lý thuyết hệ thống thế giới và lý thuyết phụ thuộc
Mặc dù công nhận rằng các dân tộc có sự khác biệt về văn hóa, lý thuyết hệ thống thế giới cùng khẳng định rằng tất cả các dân tộc là một bộ phân của sự phân công lao động rộng lớn và không bình đẳng về quan hệ chính trị mà lợi ích của các nước đang phát triển phải chi phí cho các nước phát triển.
Trong hệ thống kinh tế toàn cầu hiện nay, một số nước có thể đứng trong các quốc gia trung tâm (centre) như Mỹ, Canada và Nhật bản, với việc tạo ra các sản phẩm và dịch vụ cho cả việc tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Các quốc gia trung tâm nhập khẩu những nguyên liệu thô và sử dụng lao động rẻ mạt, được cung cấp bởi các quốc gia ngoại biên (periphery) ở Châu Á, Châu Phi, và Nam Mỹ, nơi là đáy của nền kinh tế toàn cầu.
Kinh tế thế giới phát triển bởi sự sáp nhập các lãnh thổ mới và đổi mới các kỹ thuật, công nghiệp hóa và thương mại hóa, và những quá trình này tiếp tục thay đổi quan hệ giữa các dân tộc. Tương tự, sự chuyển đổi nền kinh tế và chu kỳ phát triển và sự đình đốn tạo thành những điều kiện cho sự biến đổi xã hội có thể cho phép các dân tộc không trung tâm tiến lên trong hệ thống và là nguyên nhân khiến cho các quốc gia trung tâm đi xuống.
Một quan hệ gần gũi với lý thuyết hệ thống thế giới goik là lý thuyết phụ thuộc, lý thuyết này cho rằng các quốc gia đã công nghiệp hóa và các nước ở thế giới thứ ba có những quan hệ phụ thuộc khác nhau. Có ba hình thức phụ thuộc:
- Phụ thuộc vào thương mại: Các quốc gia công nghiệp duy trì mãi những mẫu hình thuộc địa
bằng cách mua những nguyên liệu thô – cà phê, đường, các khoáng sản- với những giá thấp nhất có thể được, và chế biến chúng ở nước mình rồi bán những sản phẩm cuối cùng đã hoàn thiện cho các nước trên thế giới thứ ba với giá cao gấp nhiều lần nguyên liệu thô. Sự phụ thuộc thương mại này cũng được duy trì bởi các hiệp ước với khả năng linh hoạt trong thương mại của các quốc gia công nghiệp, nhưng không mở rộng cho các quốc gia ở thế giới thứ ba.
- Phụ thuộc công nghiệp. Hợp tác đa quốc gia di chuyển các nhà máy đến các nước ngoại biên
để có thuận lợi về nhân công rẻ mạt, giành được thị trường địa phương, có được thuận lợi về thuế, hoặc trong một số trường hợp né tránh những vấn đề môi trường và những sự kiểm soát của chính phủ trên đất nước họ.
Chương 7: Biến đổi xã hội 113
- Những nhà lý thuyết phụ thuộc nói rằng, đa quốc gia là tác nhân của một số ảnh hưởng tác
hại khác đối với các quốc gia không trung tâm, bao gồm thu nhập bất bình đẳng, tỉ lệ tử vong cao hơn, các quốc gia chủ nhà và lối sống xa hoa, trác táng cùng với tệ nạn tham nhũng…
- Phụ thuộc vào đầu tư. Do sự tự do vay mượn từ quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), ngân hàng thế giới
(WB), và những ngân hàng tư nhân, vào đầu năm 90, nợ của thế giới thứ ba đã gần 1,5 nghìn tỉ USD. Để trả lãi số nợ này, các nước thế giới thứ ba đã phải chuyển hơn 50 tỉ USD mỗi năm tới các quốc gia trung tâm. Với các nước như Venezuala và Brazil, số nợ dao động từ 30 đến 130 tỉ USD, điều đó có nghĩa là một nửa ngoại tệ của họ kiếm được được sử dụng cho trả nợ hơn là giúp cho phát triển hoặc thậm chí đáp ứng những nhu cầu cơ bản của người dân nước họ.