Xã hội học và triết học

Một phần của tài liệu Bài giảng xã hội học đại cương (Trang 44 - 45)

3. Nội dung giảng dạy

1.5.1 Xã hội học và triết học

Triết học là khoa học nghiên cứu các quy luật chung nhất về sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy.

Các vấn đề cơ bản của triết học là:

- Vấn đề về bản thể: vật chất và ý thức là gì? Mối quan hệ giữa chúng như thế nào?

- Vấn đề về chân lý: làm thế nào để xác định được một luận cứ đi từ tiền đề đến kết

luận có hiệu lực hay không? Làm thế nào để biết được một phát biểu là đúng hay sai? Ta có thể trả lời những loại câu hỏi nào?

- Vấn đề về nhận thức: quá trình nhận thức diễn ra thế nào? Chúng ta có thể nhận thức

chính xác thế giới khách quan hay không? Thực tại là gì? Chúng ta nhận thức thực tại

như thế nào, có nhận thức toàn bộ thực tại hay không?

- Vấn đề về đạo đức: thế nào là "tốt", thế nào là "xấu" (hoặc thế nào là "giá trị", thế nào

là "phi giá trị")? Sự khác biệt giữa tốt và xấu? Hành động như thế nào là đúng? Các

giá trị có tính chất tuyệt đối hay tương đối? Thế nào là các quy tắc tự nhiên? Hạnh

phúc là gì?

- Vấn đề về thẩm mỹ: đẹp là gì, xấu là gì? Nghệ thuật là gì?

Vậy mối quan hệ giữa triết học và xã hội học là mối quan hệ giữa thế giới quan và khoa học cụ thể. Triết học là thế giới quan, phương pháp luận của việc nghiên cứu, phân tích các sự kiện xã hội trong xã hội học. Ngược lại, các nghiên cứu xã hội đã cung cấp thông tin, dự kiến, các bằng chứng và phát hiện các vấn đề mới giúp cho quá trình khái quát hoá lý luận ngày càng phong phú và chính xác hơn.

Chương 1: Tổng quan về Xã hội học 33

Cần phải tránh 2 khuynh hướng làm cản trở đến sự phát triển của xã hội học:

- Đồng nhất xã hội học với triết học hoặc coi xã hội học là một bộ phận của triết học.

- Tách rời xã hội học ra khỏi triết học, hay xã hội học biệt lập với triết học.

Một phần của tài liệu Bài giảng xã hội học đại cương (Trang 44 - 45)