Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Bài giảng xã hội học đại cương (Trang 161 - 162)

3. Nội dung giảng dạy

9.4.4 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

Sau khi xác định câu hỏi hay “vấn đề” nghiên cứu khoa học, dựa vào những tình huống đặt ra, những cơ sở lý thuyết (tham khảo tài liệu, kiến thức đã có), sự tiên đoán và những dự kiến thực nghiệm sẽ giúp cho người nghiên cứu hình thành một cơ sở lý luận khoa học để xây dựng giả thuyết khoa học. Ý tưởng khoa học nầy còn gọi là sự tiên đoán khoa học hay giả thuyết giúp cho người nghiên cứu có động cơ, hướng đi đúng hay tiếp cận tới mục tiêu cần nghiên cứu.

Giả thuyết nghiên cứu là những kết luận hay giả định của người nghiên cứu đối với vấn đề nghiên cứu nhằm xem xét, phân tích, kiểm chứng nó trong toàn bộ quá trình nghiên cứu. Nó là những dự đoán của người nghiên cứu về những cái mà họ hy vọng và chờ đợi từ nghiên cứu. Như vậy, trong một nghiên cứu khoa học, bên cạnh mục tiêu nghiên cứu, giải thuyết nghiên cứu có vai trò định hướng nghiên cứu. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu được coi như là một bước nhận thức sơ bộ về vấn đề nghiên cứu.

Khi tiến hành xây dựng giả thuyết nghiên cứu, cần chú ý đến tính khả thi của giả thuyết (có thể kiểm định được hay không). Một nghiên cứu có thể có nhiều giả thuyết nghiên cứu, tuy nhiên, mỗi giả thuyết nghiên cứu thường gắn liền với một mục tiêu nghiên cứu cụ thể. Giả thuyết có thể đi ngược lại những kết luận của các nghiên cứu trước, song, trường hợp này được sử dụng khi người nghiên cứu có đủ bằng chứng để chứng minh. Giả thuyết nghiên cứu phải được khẳng định lại trong kết luận của đề tài nghiên cứu. Sự phù hợp hay không phù hợp của giả thuyết sau khi được kết luận/kiểm chứng đều có ý nghĩa.

Căn cứ vào nội dung diễn đạt trong giả thuyết, người ta chia giả thuyết nghiên cứu thành ba loại:

Giả thuyết mô tả, giả thuyết giải thích và giả thuyết xu hướng. Giả thuyết mô tả chỉ ra những nét

đặc trưng, thực trạng của đối tượng nghiên cứu. Giả thuyết mô tả không cho biết nguyên nhân của các sự kiện, tình huống. Giả thuyết giải thích: chỉ ra nguyên nhân của hiện tượng xã hội. Giả thuyết xu hướng: Chỉ ra xu hướng sẽ diễn ra trong tương lai của vấn đề nghiên cứu)

Các đặc tính của giả thuyết: Giả thuyết có những đặc tính sau:

- Giả thuyết phải theo một nguyên lý chung và không thay đổi trong suốt quá trình

nghiên cứu.

- Giả thuyết phải phù hợp với điều kiện thực tế và cơ sở lý thuyết.

- Giả thuyết càng đơn giản càng tốt.

- Giả thuyết có thể được kiểm nghiệm và mang tính khả thi.

Một giả thuyết tốt phải thoả mãn các yêu cầu sau:

- Phải có tham khảo tài liệu, thu thập thông tin.

- Phải có mối quan hệ nhân - quả.

- Có thể thực nghiệm để thu thập số liệu.

- Cấu trúc có mối quan hệ “nhân-quả”. Một cấu trúc “giả thuyết” tốt phải chứa đựng “mối

quan hệ nhân-quả” và thường sử dụng từ ướm thử “có thể”. “Nếu các tầng lớp nhân dân có ý thức cao trong việc tôn trọng pháp luật thì sẽ hạn chế được rất nhiều vụ việc vi phạm pháp luật”. Tuy nhiên, đôi khi giả thuyết đặt ra không thể hiện mối quan hệ ướm thử và không thể thực hiện thí nghiệm để chứng minh. Thí dụ: “tôi chơi vé số, vậy thì tôi sẽ giàu”; “nuôi tôm đầu tư càng nhiều thì càng dễ thành công”; “vay vốn càng nhiều càng thất bại”, “trái cây dùng nhiều thuốc bảo quản thì bán được giá cao” v.v…

Cần phân biệt cấu trúc của một “giả thuyết” với một số câu nói khác không phải là giả thuyết. Thí dụ: khi nói: “Đời sống cư dân thay đổi nhiều sau khi đô thị được qui hoạch”, “lúa bón nhiều phân ... thì phát triển tốt” câu này như là một câu kết luận, không phải là câu giả thuyết.

- Cấu trúc “Nếu-vậy thì”: Một cấu trúc khác của giả thuyết “Nếu-vậy thì” cũng thường được

sử dụng để đặt giả thuyết như sau: “Nếu” (hệ quả hoặc nguyên nhân) … có liên quan tới (nguyên nhân hoặc hệ quả) …, “Vậy thì” nguyên nhân đó có thể hay ảnh hưởng đến hệ quả. Một số nhà khoa học đặt cấu trúc này như là sự tiên đoán và dựa trên đó để xây dựng thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết. Thí dụ: “Nếu người dân sản xuất theo tiêu chuẩn GAP (Good Agriculture Practice) sản phẩm làm ra mới cạnh tranh được với thị trường thế giới đòi hỏi chất lượng cao”, “Nếu không có chính quyền vững mạnh, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và nhân lực dồi dào không mang lại thịnh vượng cho đất nước”

Một phần của tài liệu Bài giảng xã hội học đại cương (Trang 161 - 162)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)